Mô hình kinh tế Để XK nông sản không sụt giảm sự thay đổi phải từ chúng ta
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Để XK nông sản không sụt giảm sự thay đổi phải từ chúng ta

Publish date Saturday. September 12th, 2015

Để XK nông sản không sụt giảm sự thay đổi phải từ chúng ta

Sự sụt giảm đáng báo động

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 8 năm 2015 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 8 tháng đầu năm 2015 lên 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 9,18 tỷ USD, giảm 7,7%, giảm rất mạnh ở các mặt hàng càphê (33,1%), cao su (10,2%) và gạo 13,1%.

Điều là một trong số ít mặt hàng có kim ngạch XK tăng so với cùng kỳ năm 2014.

Xuất khẩu càphê trong 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 87.000 tấn với kim ngạch 175 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu càphê 8 tháng đầu năm 2015 ước đạt 874.000 tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm 32,7% về khối lượng và giảm 33,1% về giá trị.

Cao su là mặt hàng xuất khẩu có tăng về khối lượng nhưng giá trị xuất khẩu lại giảm. Theo đó, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm đạt 632.000 tấn, trị giá 922 triệu USD, tăng 11,2% về khối lượng nhưng giảm 10,2% về giá trị.

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm thứ ba là gạo. 8 tháng đầu năm, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 4,09 triệu tấn với giá trị kim ngạch 1,76 tỷ USD, giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13,1% về giá trị. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2015 với 35,21% thị phần.

Đáng chú nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến trong 7 tháng đầu năm với mức tăng 95,96% về khối lượng và tăng 74,22% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, hạt điều là mặt hàng duy nhất có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm.

Theo đó, khối lượng xuất khẩu điều 8 tháng đầu năm 2015 đạt 214.000 tấn với kim ngạch 1,55 tỷ USD, tăng 8,4% về khối lượng và tăng 22% về giá trị. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm lần lượt 36,55%, 12,43% và 11,95% tổng giá trị xuất khẩu. Trong tháng 8 cũng ghi nhận thêm sự tăng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng rau và sắn, với mức tăng lần lượt là 40,8% và 22,6%.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) tác động tới nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có cao su. Giá cao su nguyên liệu giảm mạnh, mủ loại 32 độ/kg tại Bình Phước hiện được thu mua với giá 6.720 đồng/kg, giảm so với mức 7.040 đồng/kg hồi đầu tháng 8.

Giá cao su thành phẩm tại Bình Phước, Đồng Nai, Gia Lai, Bình Dương cũng đồng loạt giảm mạnh. Cụ thể, giá cao su SVR3L giảm 2.400 đồng/kg, từ mức 26.200 đồng/kg xuống còn 23.800 đồng/kg; cao su SVR10 giảm 2.000 đồng/kg, từ mức 21.600 đồng/kg xuống còn 19.600 đồng/kg.

Sức ép cạnh tranh

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, nguyên nhân chủ yếu khiến kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản giảm là do sự sụt giảm xuất khẩu của ba mặt hàng nông sản chủ lực gồm gạo, càphê và cao su. Trong đó, thủy sản và gạo đang có sự cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ.

Ngoài ra, nhiều nước điều chỉnh tỉ giá để giữ giá trị đồng nội tệ thấp nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, xu hướng bảo hộ đối với mặt hàng nông, lâm, thủy sản của các nước gia tăng cũng khiến con đường ra với thế giới của nhiều mặt hàng nông sản Việt càng trở nên chông gai. Bộ Công Thương cảnh báo trong những tháng cuối năm, cả giá và lượng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sẽ tiếp tục giảm.  

Ông Phùng Hữu Hào, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho biết, sức cạnh tranh của hàng nông sản đang giảm là một trong những lý do khiến kim ngạch xuất khẩu giảm. “Các lô hàng Việt Nam xuất đi bị cảnh báo nhiều hơn vì không đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến uy tín hàng nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới, nên xuất khẩu bị hạn chế”, ông Hào nói.

Bên cạnh đó, khi xuất khẩu nông sản bằng đường hàng không, chi phí vận chuyển cao khiến sức cạnh tranh nông sản kém đi. Đơn cử, theo tính toán của các doanh nghiệp, chi phí vận chuyển bằng đường hàng không từ Việt Nam sang Pháp phải mất hơn 2 USD/kg nhưng từ Thái Lan sang Pháp chỉ mất hơn 1 USD/kg.

Do vậy, theo ông Hào, cần có chính sách trợ giá cước vận chuyển và ưu tiên tải trọng đối với mặt hàng nông sản, nhất là các mặt hàng nông sản tươi sống. “Với cước phí vận chuyển chiếm hơn 50% chi phí, nếu không xử lý được thì hàng nông sản sẽ rất khó cạnh tranh với các quốc gia khác”, ông Hào nói.

Đừng phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc

Trên thực tế, cho đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, chỉ cần một động thái nhỏ từ thị trường này cũng khiến chúng ta lao đao.

Mới đây nhất là việc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lần lượt phá giá đồng NDT với tổng mức 4,6% đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, do thực hiện giao dịch tại điểm bên mua nên được thanh toán bằng NDT, khi về Việt Nam họ phải đổi sang USD để kê khai thuế hải quan cửa khẩu, sau đó tiếp tục bán để lấy VNĐ nên các doanh nghiệp đang chịu thiệt hại kép để bù tỷ giá.

Thậm chí, có trường hợp phía bạn đề xuất doanh nghiệp Việt Nam giảm giá, kể cả phải phá bỏ hợp đồng đã thỏa thuận trước đó, nếu không họ sẽ giảm số lượng nhập hoặc tìm kiếm nhà xuất khẩu khác.

Không chỉ gạo, các doanh nghiệp đang phải tính toán để giảm ảnh hưởng từ việc phá giá đồng NDT khi xuất sang thị trường Trung Quốc các mặt hàng khác như rau quả, càphê, hồ tiêu. Theo nhận định của một số hiệp hội, do nhà nhập khẩu Trung Quốc phải chi nhiều tiền hơn trước đây nên nhu cầu đơn hàng nông sản sẽ giảm đáng kể. Để giữ bạn hàng, đối tác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam sẽ buộc phải giảm giá bán, lợi nhuận vì thế cũng sẽ giảm.

Điều đáng nói là, sự phản ứng của doanh nghiệp trước động thái này của Trung Quốc còn khá non nớt. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản cho hay, họ không sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và chính sách bảo hiểm xuất khẩu. Để đối phó với sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu cũng như biến động tỷ giá, phần lớn doanh nghiệp đều chọn giải pháp khá thụ động là: tiết giảm chi phí, giảm giá cho khách hàng...

Trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 8/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Như Cường, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, nhận định, việc Trung Quốc phá giá NDT có ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Bởi theo ông Cường, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là đối với xuất khẩu nông sản. Đồng tiền nước này mất giá sẽ khiến cho hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn và khó cạnh tranh hơn.

Ông Cường cũng cho rằng, chúng ta không thể phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Muốn giải bài toán “được mùa, mất giá” cần phải mở cửa thị trường. Được biết, trong tháng 9, Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Việt Nam.

New Zealand cũng vừa có thông báo cho Việt Nam xuất khẩu quả chôm chôm trở lại. Đài Loan (Trung Quốc) cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại quả thanh long. Mỹ đã chấp thuận cho 2 loại quả của Việt Nam vào thị trường này là vú sữa và xoài. Đến tháng 12/2015, xoài Việt Nam cũng sẽ được xuất khẩu trở lại thị trường Australia… Đây có thể là những tín hiệu khả quan cho nông sản Việt.

Tuy nhiên, khơi thông được thị trường đã khó, giữ được nó và tăng khối lượng, kim ngạch xuất khẩu mới là điều đáng bàn. Nếu chúng ta vẫn giữ cách làm cũ, coi trọng số lượng mà không chú trọng chất lượng thì sẽ vấp phải nhiều hàng rào kỹ thuật, cũng như sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ khác.

Trên thực tế, gạo Việt sắp bị gạo Campuchia, Myanmar lấn át; càphê cũng không còn vị trí độc tôn khi nhiều thị trường đã có sự lựa chọn khác; con tôm đang đau đầu với “người bạn” đến từ Thái Lan, Ấn Độ,… Rõ ràng, sự thay đổi phải từ chính chúng ta, từ doanh nghiệp, người sản xuất đến cơ quan quản lý.

Nếu không có sự liên kết mạnh mẽ hơn, tạo ra chuỗi giá trị khép kín và thống nhất, xây dựng những mắt xích chặt chẽ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ thì chúng ta sẽ còn nếm “quả đắng”.

Muốn giải bài toán “được mùa, mất giá” cần phải mở cửa thị trường. Được biết, trong tháng 9, Nhật Bản sẽ mở cửa cho xoài Việt Nam. New Zealand cũng vừa có thông báo cho Việt Nam xuất khẩu quả chôm chôm trở lại.

Đài Loan (Trung Quốc) cho phép Việt Nam xuất khẩu trở lại quả thanh long. Mỹ đã chấp thuận cho 2 loại quả của Việt Nam vào thị trường này là vú sữa và xoài. Đến tháng 12/2015, xoài Việt Nam cũng sẽ được xuất khẩu trở lại thị trường Australia… Đây có thể là những tín hiệu khả quan cho nông sản Việt”

Ông Nguyễn Như Cường, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Trang trại nhà nông ở lưng chừng trời Hà Nội Trang trại nhà nông ở… Người nuôi tôm mỏi mòn chờ lũ về Người nuôi tôm mỏi mòn…