Mô hình kinh tế Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Hướng Tới Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Hướng Tới Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Publish date Saturday. December 20th, 2014

Phong Điền (Thừa Thiên Huế) Hướng Tới Vùng Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...

Có thời điểm do đầu tư, quy hoạch thiếu đồng bộ, người dân ồ ạt nuôi trồng thủy sản, nhưng thiếu cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng dẫn đến thua lỗ. Dịch bệnh xảy ra, làm người nuôi tôm lao đao, nợ nần chồng chất. Nguyên nhân do phát triển một cách ồ ạt, không qua quy hoạch; hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung không có làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Ông Nguyễn Đại Vui, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền nhớ lại: Lúc đó, huyện có 194 ha tôm thẻ chân trắng thì có đến 75 ha bị dịch bệnh. Nếu tình trạng ô nhiễm kéo dài sẽ làm mặn hoá toàn bộ nước ngầm, dẫn đến toàn bộ vùng cát của huyện sẽ bị sa mạc hoá hoàn toàn.

Anh Nguyễn Huy, một trong những hộ nuôi tôm có kinh nghiệm ở xã Điền Hương cho biết, để nuôi tôm đạt kết quả một trong những yếu tố hết sức quan trọng đó là nguồn nước hồ nuôi. Muốn nguồn nước không bị ô nhiễm, cần xử lý thật kỹ nguồn nước trước khi thả nuôi.

Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: Trước thực trạng người nuôi tôm bị thiệt hại nghiêm trọng, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt về nguồn giống, xử lý triệt để nguồn nước thải, nên đã ngăn chặn được những rủi ro cho người nuôi tôm. Trên cơ sở xác định quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản trên cát, huyện đã triển khai quy hoạch, xây dựng các hạ tầng cấp nước mặn, nước ngọt, với các đường ống dẫn nước khép kín, kênh thoát nước tự nhiên, hệ thống cây xanh, điện lưới...

Đồng thời, thực hiện đa dạng hoá đối tượng nuôi, nuôi tôm sú và tôm chân trắng phải cách ly hạn chế lây lan mầm bệnh khi có dịch. Thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật nuôi thuỷ sản thâm canh và bán thâm canh… Quản lý giống, kiểm dịch và chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp người dân nuôi tôm hiệu quả theo hướng bền vững. Tuyệt đối, không sử dụng nước ngầm để nuôi trồng thuỷ sản trên cát.

Trồng cây xanh ngoài khu vực ao nuôi nhằm hạn chế rủi ro do cát bay, xói lở, điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan tự nhiên. Xây dựng các tổ hợp tác, doanh nghiệp để quản lý vùng nuôi, quy mô một vùng tập trung; có chính sách nhằm thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất. Cơ chế cho vay vốn sản xuất gắn liền với trách nhiệm của hộ nuôi về tuân thủ mùa vụ, quy trình kỹ thuật…

Chính sách hỗ trợ các hộ, nhóm hộ nuôi tôm trong việc đầu tư xây dựng ao xử lý nước thải được huyện triển khai hiệu quả. Bình quân 10 ha, xây dựng 1 ha ao hồ xử lý nước thải với kinh phí khoảng 300 triệu đồng, trong đó huyện hỗ trợ 30%... Với cơ chế thông thoáng trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh sẵn có của huyện, nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn trong và ngoài nước đã đến Phong Điền để đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản hiệu quả.

Xã Phong Hải nuôi khoảng 60 ha, trong đó Công ty Đông Phương 5 ha, còn lại của người dân. Vụ nuôi vừa qua, trên 80% hộ có lãi từ vài trăm triệu đến trên 1 tỷ đồng. Điền Lộc cũng là địa phương nuôi tôm trên cát lớn, với diện tích 70 ha tập trung hai thôn Mỹ Hòa và Tân Hội. Vụ nuôi vừa rồi có trên 50% nhóm hộ lãi từ 400 triệu đến 600 triệu đồng/1 hồ...

Quy hoạch đến năm 2020, huyện Phong Điền khai thác tiềm năng vùng cát đưa vào nuôi tôm với diện tích 900ha. Ngoài quan tâm chất lượng giống, thị trường tiêu thụ sản phẩm, huyện tiếp tục đầu tư quy hoạch ao chứa nước thải, hệ thống xử lý môi trường... đảm bảo hạn chế tối đa dịch bệnh, mang lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Chỉ tính từ năm 2006 đến 2014 và kế hoạch 2015, Phong Điền đầu tư hơn 63 tỷ đồng cho việc xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản; xử lý, nạo vét 47,54 ha ao hồ tập trung...

Nguồn bài viết: http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=375&newsid=2-18-51427


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sóc Trăng Cảnh Báo Môi Trường Là Cần Thiết Sóc Trăng Cảnh Báo Môi… Quất Cảnh Chờ Thăng Hoa Quất Cảnh Chờ Thăng Hoa