Mít Kỹ thuật trồng mít - Phòng trừ sâu bệnh
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng mít - Phòng trừ sâu bệnh

Author NĐH, publish date Thursday. September 1st, 2016

Kỹ thuật trồng mít - Phòng trừ sâu bệnh

5. Phòng trừ sâu bệnh

a. Bệnh hại

- Bệnh thối nhũn:

Cây con ở vườn ươm có độ ẩm cao, quá rậm rạp dễ bị bệnh và lây rất nhanh.

Bệnh do nấm gây nên, trên thân gốc có nhiều hạch nấm tròn to, nhỏ dầy đặc.

Bệnh làm teo gốc và phần non chết gục như bị luộc.

Phòng bệnh: Sử dụng phân hoai mục; Tạo thông thoáng, khô ráo và thoát nước tốt; Xử lý nguyên vật liệu trong vườn ươm bằng các loại thuốc như: Kitazin, Rovral, Ridomyl,…

Trị bệnh: Dùng thuốc Viben C 50BTN, Bonanza 100DD, Score 250EC, Tilt 250ND để trị bệnh.

- Bệnh thối gốc chảy nhựa:

Bệnh thường xảy ra đối với vườn quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây vết thương tạo cơ hội tốt cho nấm thâm nhập.

Cây bị bệnh có triệu chứng: Đầu tiên vùng gốc bị chảy nhựa màu đỏ nâu, khi bóc lớp vỏ sẽ thấy phần gỗ phía dưới có màu hồng nhạt và có những đốm màu hơi tím, viền gợn sóng.

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh sẽ lan rộng ra xung quanh, sau vài tháng có thể bao kín hết cả chu vi gốc (chỗ bị bệnh), làm cho rễ bị thối; lá trên ngọn vàng và rụng dần làm cho cây chết.

Nấm bệnh có thể làm cho quả thối, thường khi phát hiện được, thì bệnh ở tình trạng nặng khó chữa trị.

Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là trồng trên đất cao ráo, thoát nước tốt, bảo vệ các thiên địch để hạn chế sâu rầy.

Với những vườn, cây đang bị bệnh, cần giảm bớt lượng phân đạm.

Nếu bị nặng có thể ngừng hẳn việc bón phân đạm chờ hết bệnh mới bón trở lại, đồng thời bón bổ sung lân và kali.

Kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm khi chúng còn chưa lan rộng, sau đó dùng dao sắc tách cạo bỏ hết phần vỏ chỗ bị bệnh, thu gom lại và đưa ra khỏi vườn để tiêu hủy, rồi dùng 3 thìa canh thuốc Copperzine pha với nửa lít nước (hoặc 10- 12cc thuốc Aliete, hay 20- 30g thuốc Ridomil pha trong một lít nước) quét lên chỗ bị bệnh vừa cạo và vùng lân cận.

Phun lên gốc cây và tưới ngừa xung quanh gốc bằng một trong các loại thuốc như: Aliette 80WP, Viaphos 80HN, Vimacoz 80BTN, Ridomil 240EC, Metazeb 72WP, Mancolaxyl 72WP… Khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.

- Bệnh thối hoa và quả non:

Bệnh do nấm gây ra, ban đầu vết bệnh chỉ là một vài đốm nhỏ màu nâu, sau đó lan rộng dần ra xung quanh thành hình tròn hoặc bầu dục nằm theo hướng chiều dọc của quả.

Tốc độ phát triển của vết bệnh rất nhanh, nhất là gặp điều kiện ẩm ướt trong các tháng mùa mưa, đôi khi chỉ sau hai, ba ngày là kích thước của vết bệnh tăng lên đến vài cm, khoảng một tuần sau vết bệnh có thể phát triển lan ra toàn bộ diện tích bề mặt của quả.

Trên quả bệnh mọc ra rất nhiều túi bào tử màu đen làm cho quả chuyển sang màu đen, khi sờ tay vào nó sẽ bám giống như lớp bồ hóng.

Bệnh thường phát triển trong điều kiện ẩm ướt.

Trên một chùm nếu hoa hoặc quả non bị bệnh thì ngững quả non khác khó tránh khỏi.

Khi bị bệnh rất khó chữa trị, vì vậy cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính, như sau:

- Trước khi trồng cần đắp mô, lên liếp cao và xây dựng hệ thống thoát nước.

- Không nên trồng quá dày, định kỳ tỉa bỏ những cành nhỏ, càng tăm mọc bên trong tán lá.

- Nếu vườn thường xuyên bị bệnh, thì mỗi khi cây ra hoa, quả non nên phun xịt một trong các loại thuốc như: Bemyl 50WP, Bendazol 50WP, Benotigi 50WP, Fundazol 50WP, Benzeb 70WP… để phòng bệnh.

b. Sâu hại

- Sâu đục thân, đục cành:

Sâu trưởng thành là bọ cánh cứng dài khoảng 2,5cm, màu đen có sừng dài, râu đỏ, trưởng thành đẻ trứng vào những vết thương có sẵn trên cây, hoặc dùng hàm dưới cắn tạo vết thương trên cây và đẻ trứng vào đó.

Sâu non nở ra đục vào phần dưới vỏ để ăn và phát triển.

Thân chính và các cành lớn là đối tượng để sâu cắn phá.

Sâu non hóa nhộng trong một bao nằm bên trong lớp vỏ cây.

Cách phòng trừ:

Cần tránh tạo các vết thương trên cây như cách kích thích cây ra hoa dùng dao băm gốc.

Dùng bẩy đèn để diệt sâu trưởng thành

Tiêm vào lỗ đục các loại thuốc có tính xông hơi mạnh như: Diazinon (Vibasu 40ND, Basudin 40EC)… và bịt các lỗ đục bằng đất sét để tiêu diệt sâu non.

- Ruồi đục quả:

Ruồi đẻ trứng vào quả già, gây thối nhũn.

Dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực, bao bọc quả hay xịt thuốc diệt ruồi như Trebon 10ND, Decis 25EC…

- Sâu đục quả:

Sâu trưởng thành là loài bướm nhỏ, thân dài 12mm, sải cánh rộng 22mm, màu vàng, cánh trước và sau có những vạch màu nâu sặc sỡ.

sâu non màu trắng, trên cơ thể có chấm màu đen, đầu màu vàng nâu, đẫy sức dài 18- 20mm, nhộng màu nâu nhạt.

Bướm hoạt động ban đêm, đẻ trứng rải rác trên vỏ quả mít từ khi quả còn non, sâu non đục vào trong quả, ăn phần thịt dưới vỏ.

Bên ngoài lỗ đục có phân thải từng đám màu đen.

Quả bị hại vẫn tiếp tục phát triển, nhưng chỗ vết sâu đục thường bị thối, làm giảm giá trị của quả.

Biện pháp phòng trừ:

Nhặt bỏ, tiêu hủy các quả bị sâu hại từ khi còn non, dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao quả vào cuối giai đoạn quả rụng sinh lý.

Phun thuốc trừ sâu khi phát hiện bằng các thuốc: Basudin, Pyrinex, Polytrin, Pandan…

- Ngài đục quả:

Có nhiều loài gây hại khác nhau, chúng chích hút vào ban đêm ở giai đoạn quả chín, cách phòng trị giống như sâu đục quả.

- Rầy, rệp:

Có rất nhiều loại rầy, rệp gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, quả non làm lá quăn queo, cây chậm lớn, quả dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và quả không đẹp.

Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp Sáp tấn công ở phần gốc và rễ.

Nếu có mật độ cao nên dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị: Bassan 50EC, Supracide 40EC, Basudin 50EC…

Để bảo vệ tốt cây trồng, nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.

Thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên.

Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên địch và sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.

6. Thu hoạch, bảo quản

- Thu hoạch:

Thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng, thời gian từ 9- 15h hàng ngày.

Hái nhẹ nhàng, khi hái không quăng ném, giữ không làm gãy gai hay sứt cuống mít.

Sau khi hái, đặt mít nằm ngang, cuống quay xuống thấp cho mủ chảy ra.

- Tỉa bỏ, phân loại:

Loại bỏ những quả bị sâu bệnh, xấu mã, phân loại tùy theo trọng lượng, xếp thành từng lớp vào sọt có lót lá hoặc rơm dưới đáy và xung quanh thành sọt, khi xếp quay cuống quả lên trên.

- Đóng gói:

Xếp mít thành từng lớp vào sọt có lá hoặc rơm lót dưới đáy và xung quanh sọt, khi xếp quay cuống lên trên.

- Vận chuyển:

Dùng giấy hoặc lá có khổ lớn bọc xung quanh từng quả để tránh xây xát khi vận chuyển, tránh va lắc, không dùng sọt quá lớn hay quá nhỏ, phải đảm bảo mít được thông thoáng, không bị nóng khi vận chuyển.

- Bảo quản:

Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mưa, nắng.

- Cách giấm chín:

Dùng lá chuối khô, hoặc giấy hay rơm lót bên dưới và xung quanh chum hoặc sọt, gói đất đèn trong giấy để dưới đáy sau đó xếp mít lên trên, dùng bao tải hoặc giấy đậy kín lại.

Thời gian giấm khoảng 48 giờ.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng mít - Yêu cầu sinh thái và Giống mít Kỹ thuật trồng mít -… Phương Pháp Thu Hoạch Và Bảo Quản Mít Tố Nữ Phương Pháp Thu Hoạch Và…