Tin thủy sản Giải pháp nuôi trồng thủy sản năm 2019 ở Quảng Ngãi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Giải pháp nuôi trồng thủy sản năm 2019 ở Quảng Ngãi

Author Nguyễn Trang, publish date Thursday. April 4th, 2019

Giải pháp nuôi trồng thủy sản năm 2019 ở Quảng Ngãi

Sở NN&PTNT Quảng Ngãi vừa ban hành lịch thời vụ và một số giải pháp nuôi trồng thủy sản năm 2019 đến người nuôi trên địa bàn tỉnh.

Nuôi tôm trên vùng ven sông tại xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Ảnh: Nguyễn Trang 

Theo đó, quy định thời gian thả nuôi, thu hoạch và kích cỡ con giống cụ thể đối với từng đối tượng. Cùng với đó, qua kiểm tra thực tế tại địa phương, hầu hết các địa phương, các vùng nuôi trong tỉnh đều chấp hành tương đối tốt lịch thời vụ và cơ cấu giống các ngành chức năng đã khuyến cáo, tuy nhiên có khoảng 30 ha tôm nước lợ thả nuôi trước vụ, hoặc còn đang nuôi từ cuối năm 2018, tập trung hầu hết ở các vùng nuôi thuộc huyện Bình Sơn, Đức Phổ và TP. Quảng Ngãi, thời gian thả nuôi từ 2 - 3,5 tháng. Trong số diện tích thả nuôi trước lịch này, có một số diện tích bị bệnh, chết nhưng người nuôi không báo cáo với chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng mà tự tiêu thụ, xả bỏ.

Sở NN&PTNT đưa ra khuyến cáo, đối với nuôi tôm hùm và các đối tượng nuôi lồng trên biển, cần tiến hành thu hoạch trước mùa mưa bão nếu tôm, cá đạt kích cỡ thu hoạch (trước ngày 30/10/2019). Nếu không thể thu hoạch trước mùa mưa bão thì cần kiểm tra, tu sửa lại lồng bè, tìm vị trí an toàn để di chuyển lồng bè vào những nơi kín gió, để tránh khi bão gió lớn xô đẩy làm vỡ lồng, bè; hoặc di chuyển đến nơi tránh lũ khỏi ảnh hưởng của nước ngọt làm tôm chết.

Đối với nuôi thủy sản nước ngọt cần thu hoạch toàn bộ thủy sản nuôi trước 30/10/2019 nhằm tránh thiệt hại do lũ lụt, thiên tai.

Nên phát triển các phương thức nuôi kết hợp tôm với cá (cá đối, cá măng, cá dìa, cá rô phi), kết hợp tôm với hải sâm, ốc hương với hải sâm nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Người nuôi có thể áp dụng nhiều cách nuôi ghép như nuôi cá trong ao lắng, nuôi cá trong lồng trong ao tôm, nuôi cá, hải sâm thả chung với tôm trong ao.

Trong ao nuôi ghép cá, hải sâm sẽ sử dụng thức ăn thừa và phân tôm, hạn chế ô nhiễm ao nuôi góp phần ngăn ngừa một số bệnh cho tôm.

Ngoài ra còn giảm đáng kể việc sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi và mang lại sản phẩm đạt chất lượng cao.

Khuyến khích người nuôi  áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện; nên thực hiện nghỉ giữa 2 vụ nuôi trong khoảng thời gian đề xuất của lịch thời vụ đối với từng vùng nuôi, để tái tạo môi trường ao nuôi, đồng thời cũng để tránh thời tiết nắng nóng, gây bất lợi cho tôm nuôi. Đồng thời, khuyến khích áp dụng nuôi thủy sản nước mặn bằng lồng theo công nghệ Na Uy, lồng nhựa HDPE chịu được sóng gió lớn, thân thiện môi trường. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, treo túi vôi để phòng bệnh cho thủy sản nuôi.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tiềm năng nuôi cá điêu hồng tại Honduras Tiềm năng nuôi cá điêu… Mô hình thủy sản theo chuỗi khép kín Mô hình thủy sản theo…