Mô hình kinh tế Để thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Để thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn

Publish date Tuesday. November 17th, 2015

Để thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn

Những năm gần đây, ngành thuỷ sản Vân Đồn đã có sự phát triển toàn diện ở tất cả các lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá, và trở thành động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

Công nhân Công ty Taiheiyo Shinju Việt Nam tại Vân Đồn đang cấy ngọc trai.

Phát huy lợi thế

Hàng năm, từ nguồn lợi thuỷ hải sản tự nhiên, bà con ngư dân Vân Đồn đã khai thác được hàng nghìn tấn tôm, cua, cá, mực.

Hiện trên địa bàn huyện tổng số phương tiện tàu cá có 1.660 tàu, thuyền hoạt động trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản, trong đó có 62 tàu đánh cá xa bờ công suất từ 90CV đến 800CV.

Việc khai thác thuỷ sản được duy trì ổn định, đến nay Vân Đồn đã đưa các mô hình công nghệ mới áp dụng cho tàu khai thác xa bờ: Ứng dụng máy dò ngang trên tàu chài chụp kết hợp ánh sáng, ứng dụng công nghệ Polyuerthane trong bảo quản sản phẩm trên tàu cá...

Đặc biệt, Nhà nước đã có các cơ chế, chính sách khuyến khích để ngành khai thác phát triển như: Hỗ trợ xăng dầu, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm thuyền viên...; tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn để đóng mới, sửa chữa, nâng cấp phương tiện, từng bước vươn khơi xa.

Ngư dân huyện đảo Vân Đồn có truyền thống và kinh nghiệm đi biển, bởi vậy đã hình thành các tổ, đội ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển để phát huy sức mạnh tập thể trong khai thác, tương trợ, giúp đỡ nhau khi gặp thiên tai, rủi ro...

Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá đang từng bước phát triển, các cơ sở sản xuất nước đá, cung ứng vật tư ngư lưới cụ, dầu diezen...

được đầu tư mở rộng, tạo cho ngư dân yên tâm ra khơi, bám biển.

Với những lợi thế đó, nghề khai thác thuỷ sản của Vân Đồn đã có bước phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con ngư dân.

Sản lượng thuỷ sản khai thác hàng năm đều cao hơn năm trước.

Lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nhận được sự quan tâm, khuyến khích của Nhà nước cùng sự hưởng ứng cao của người dân đã có tốc độ phát triển mạnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.

Đến nay, tổng diện tích của toàn huyện đạt trên 3.000ha.

Đặc biệt, nghề nuôi nhuyễn thể đã trở thành phong trào và phát triển khá mạnh với 2.030ha.

Việc đầu tư nuôi các loài nhuyễn thể không tốn kém, ngoài con giống, người nuôi không phải đầu tư chi phí thức ăn nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm gần đây, Vân Đồn có cơ chế thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NTTS.

Đã có trên 20 đơn vị đầu tư nuôi thuỷ sản, chủ yếu tập trung vào nuôi nhuyễn thể (tu hài, hàu, ngọc trai...), nhiều công ty đã gây dựng được thương hiệu ở Vân Đồn như: Đỗ Tờ, Quan Minh...

Đặc biệt lĩnh vực chế biến thuỷ sản đã đạt được những tiến bộ đáng kể, một số sản phẩm truyền thống của Vân Đồn như nước mắm Cái Rồng, sá sùng Quan Lạn, sứa Minh Châu...

bước đầu đã tạo dựng được danh tiếng và từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ ở một số địa phương như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng…

Với định hướng phát triển Khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn, trong tương lai ngành du lịch sẽ phát triển mạnh, thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư, du khách tham quan, nghỉ dưỡng...

đem lại lợi thế lớn về mặt thương mại cho các sản phẩm chế biến từ thuỷ sản, đặc biệt là sản phẩm quà lưu niệm.

Với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng cùng thế mạnh về nguồn nguyên liệu thuỷ sản sạch, dồi dào, chất lượng cao, người dân ngày càng mạnh dạn đầu tư mở rộng các cơ sở chế biến và thu mua thuỷ, hải sản trên địa bàn huyện, tạo nhiều việc làm cho người dân huyện đảo.

Hiện tại, Vân Đồn đã có nhà máy chế biến hàu và các sản phẩm thuỷ sản của Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long và nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh của Công ty TNHH MTV Sơn Hải Minh.

Năm nay do ảnh hưởng của đợt mưa lụt cuối tháng 7 vừa qua đã làm hàng trăm ha nuôi trồng thuỷ sản của huyện bị thiệt hại nghiêm trọng do bị ngọt hoá.

Hiện nay cùng với việc xử lý vùng nuôi ổn định trở lại, các hộ nuôi thuỷ sản ở Vân Đồn đang tập trung khôi phục sản xuất, tiếp tục xuống giống; đồng thời duy trì chăm tốt các ô lồng nuôi cá lồng bè đến thời kỳ thu hoạch để phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nhân dân địa phương.

Vì vậy, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2015 ước đạt 17.779 tấn, bằng 102,3% so cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khai thác thuỷ sản đạt 10.682 tấn; nuôi trồng đạt 7.097 tấn, bằng 109,36% so với cùng kỳ năm trước.

Để thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn

Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế, ngành thuỷ sản huyện đảo Vân Đồn vẫn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế: Tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản của Vân Đồn chưa thực sự hiệu quả và thiếu bền vững.

Mặc dù có 1.660 tàu thuyền tham gia hoạt động khai thác, song chỉ có 62 phương tiện công suất từ 90CV trở lên, còn lại là tàu công suất nhỏ, khai thác ven bờ nên hiệu quả khai thác còn thấp.

Nghề khai thác hải sản xa bờ đang có nguy cơ suy giảm vì lý do thiếu vốn đầu tư mới phương tiện, trang thiết bị thiếu đồng bộ, trong khi chi phí sản xuất cho chuyến đi biển rất cao.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của người dân NTTS là nguồn cung cấp con giống không ổn định, chỉ đáp ứng được từ 10 - 15% nhu cầu, công tác quản lý chất lượng con giống còn nhiều hạn chế.

Việc phát triển nuôi trồng ồ ạt, thiếu quy hoạch, cùng với sự yếu kém về hạ tầng cơ sở là nguyên nhân căn bản khiến dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên diện rộng.

Dịch vụ hậu cần phục vụ NTTS không đáp ứng được nhu cầu của người nuôi, hiện tại Vân Đồn vẫn chưa có đại lý và cơ sở cung cấp thức ăn lớn, chỉ có các cửa hàng bán thức ăn thuỷ sản và thuốc ngư y nhỏ lẻ.

Cơ sở chế biến vẫn còn ở dạng nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, thị trường cho các sản phẩm đầu ra thiếu ổn định.

Vấn đề hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu cũng còn nhiều bất cập, đến nay các sản phẩm thuỷ sản của Vân Đồn vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận và cấp giấy thương hiệu.

Một khó khăn nữa của ngành thuỷ sản huyện Vân Đồn là sự hạn chế về trình độ nhân lực.

Hầu hết lực lượng lao động trong ngành thuỷ sản chưa qua đào tạo mà chủ yếu làm dựa vào kinh nghiệm, do đó sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Bên cạnh đó, xu hướng phát triển của các ngành dịch vụ, công nghiệp tại địa bàn huyện đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra, đây cũng được xem là một trong những thách thức lớn đối với việc phát triển của ngành thuỷ sản Vân Đồn.

Để thuỷ sản thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định, thời gian tới huyện đề nghị UBND tỉnh quan tâm có chính sách đầu tư hỗ trợ đóng mới đội tàu khai thác thuỷ sản xa bờ có công suất máy từ 90CV đến dưới 400CV với cơ chế hỗ trợ ưu đãi, ưu tiên, đột phá thu hút sự quan tâm đầu tư của ngư dân đối với nghề khai thác thuỷ sản xa bờ của tỉnh nói riêng.

Đồng thời có đề án để có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi tàu làm nghề khai thác thuỷ sản ven bờ kém hiệu quả, hoạt động nghề cấm, nghề xâm hại đến nguồn lợi thuỷ sản chuyển sang nghề khác theo lộ trình, để đảm bảo bảo vệ, khai thác nguồn lợi thuỷ sản một cách bền vững.

Đặc biệt, sớm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng cá Cái Rồng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá; xây dựng Trung tâm giống nhuyễn thể Vân Đồn để đáp ứng được nhu cầu về con giống chất lượng cao tại chỗ, đa dạng hoá các đối tượng NTTS có giá trị kinh tế tại địa phương.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định: Phát huy lợi thế của địa phương, nuôi trồng, khai thác, chế biến thuỷ hải sản; xây dựng trung tâm giống nhuyễn thể chất lượng cao đưa thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hơn nửa triệu 1kg cá niên đặc sản Quảng Ngãi Hơn nửa triệu 1kg cá… Hội nghị phổ biến kỹ thuật nuôi tôm chân trắng an toàn Hội nghị phổ biến kỹ…