Cá tra, basa Aflatoxin (độc tố vi nấm) đe dọa đến sản lượng cá tra/ cá basa như thế nào
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Aflatoxin (độc tố vi nấm) đe dọa đến sản lượng cá tra/ cá basa như thế nào

Author 2LUA.VN biên dịch, publish date Monday. May 31st, 2021

Aflatoxin (độc tố vi nấm) đe dọa đến sản lượng cá tra/ cá basa như thế nào

Tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản ở châu Á vượt xa ra ngoài sự đóng góp tương đối cao của nó vào sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới. Các sản phẩm cá là đặc điểm nổi bật trong khẩu phần ăn địa phương của khu vực Đông Nam Á. Rui Gonalves - Thạc sĩ khoa học kim Giám đốc Kỹ thuật của cơ sở Nuôi trồng thủy sản Biomin viết: Có khoảng 31 triệu người đang làm việc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở châu Á.

Đối với ngành nuôi trồng thủy sản thì tầm quan trọng của độc tố nấm mốc (các chất độc chuyển hóa từ nấm đối với động vật và con người) lần đầu tiên trở nên rõ ràng vào đầu những năm 1960 do sự bùng phát bệnh nhiễm độc gây ra bởi độc tố vi nấm ở cá hồi vân (Onchorynchus mykiss) nuôi trong trại giống, sau khi vô tình ăn phải bột hạt bông bị nhiễm độc vi nấm.

Aflatoxin trong nuôi trồng thủy sản

Độc tố vi nấm là một loại độc tố nấm mốc được sản sinh ra bởi các loài nấm Aspergillus, chúng có thể xâm nhập vào nhiều loại thức ăn chăn nuôi thủy sản tiềm năng như ngô, lạc, gạo, bột cá, bột tôm và thịt. Aflatoxin B1 (AFB1) là một trong những tác nhân gây ung thư tự nhiên mạnh nhất ở động vật. Những phát hiện ban đầu liên quan đến bệnh nhiễm độc tố vi nấm ở cá bao gồm mang nhợt nhạt, giảm khả năng đông máu, thiếu máu, tốc độ tăng trưởng kém hoặc không tăng trọng.

Theo bảng Điều tra về độc tố nấm mốc của BIOMIN hàng năm vào năm 2014, khi xem xét thức ăn chăn nuôi thủy sản cho tôm cá cho thấy rằng trong số 35 mẫu thức ăn được phân tích thì có 63% mẫu thức ăn chăn nuôi thủy sản bị nhiễm độc tố nấm mốc với nồng độ trung bình cao 49 phần tỷ (ppb), có một số mẫu đạt tới 221 ppb. Hơn nữa, 27 mẫu trong số 35 mẫu thức ăn chăn nuôi được phân tích có chứa nhiều hơn một loại độc tố nấm mốc. Điều này gây thêm rủi ro cho động vật vì trong nhiều trường hợp, tác dụng kết hợp của hai loại độc tố nấm mốc cao hơn tác dụng riêng lẻ của từng loại độc tố.

Những ảnh hưởng đối với cá tra

Do tầm quan trọng của việc sản xuất cá tra (Pangasianodon hypopthalmus) ở Châu Á, BIOMIN đã tiến hành các thử nghiệm phức tạp với mục tiêu chính là xác định mức độ nhạy cảm của loài cá này đối với mức độ ô nhiễm AFB1 ngày càng tăng trong thức ăn chăn nuôi. Độ nhạy cảm đối với AFB1 được đánh giá dựa trên năng suất sinh trưởng, những thay đổi sinh học và khả năng kháng bệnh. Một phần quan trọng của cuộc thử nghiệm là đánh giá hiệu quả của chất kết dính độc tố vi nấm (Mycofix® Secure) để chống lại những tác động tiêu cực do AFB1 gây ra.

Tổng quan về cuộc thử nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện tại trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam nhằm kiểm tra tác dụng của aflatoxin B1 và đặc tính trung hòa chất kết dính Mycofix® Secure. Trong 8 tuần, tổng số 100 con cá có bình quân trọng lượng ban đầu là 8 g được cho ăn bảy chế độ ăn: một chế độ ăn đối chứng, 5 chế độ ăn có hàm lượng aflatoxin khác nhau và một chế độ ăn với aflatoxin và Mycofix® Secure.

Hiệu suất tăng trưởng

Sau thời gian cho ăn 8 tuần, cá tra có biểu hiện nhạy cảm với AFB1. Sự hiện diện của aflatoxin làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn (Hình 1).

Tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) sau 8 tuần đã giảm ở tất cả các nhóm được cho ăn chế độ ăn có chứa hàm lượng AFB1 khác nhau (Hình 2). Ở đây, mối quan hệ giữa nhiễm độc aflatoxin và tốc độ tăng trưởng thấp hơn dường như tuyến tính hơn: nồng độ aflatoxin cao hơn càng làm chậm tốc độ tăng trưởng. May mắn thay, phương pháp điều trị đã chứng minh hiệu quả. Việc đưa Mycofix® Secure vào chế độ ăn bị nhiễm nấm đã cải thiện đáng kể kết quả FCR và SGR. Trong cả hai trường hợp, kết quả tương tự thu được so với nhóm đối chứng mặc dù cá đã ăn vào thức ăn có cho thêm AFB1.

Tổn thương gan

Giống như ở động vật có vú, ở cá có một số enzim có thể được sử dụng làm chất chỉ thị cho tác dụng thải độc gan. Một loại enzim (aspartate aminotransferase hoặc AST) ở hàm lượng cao được tìm thấy trong gan, tim, cơ và thận. Tổn thương mô là nguyên nhân gây giải phóng AST.

Alanine aminotransferase, hoặc ALT hiện diện chủ yếu trong tế bào gan và có liên quan nhiều đến tình trạng hoại tử gan hoặc tổn thương gan.

Trong 8 tuần đầu thử nghiệm, không có sự khác biệt đáng kể nào trong hoạt động của AST và ALT so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, sau 12 tuần, hoạt tính của enzim gia tăng rõ rệt về mặt thống kê có liên quan đến tổn thương gan đã được xác minh trong chế độ ăn dành cho cá có chứa AFB1 (Bảng 1). Cá được cho ăn thêm Mycofix® Secure đã suy giảm hoạt tính của các enzym này rõ rệt về mặt thống kê, cho thấy sự bảo tồn mô gan.

Thử thách kiểm tra với vi khuẩn E. ictaluri

Ngoài những tác động tiêu cực đến sức khỏe, AFB1 còn là một chất cân bằng nội môi trong hệ thống miễn dịch mạnh dẫn đến ức chế hệ thống miễn dịch. Nói cách khác, nhiễm nấm aflatoxin làm cho động vật dễ bị nhiễm bệnh hơn. Trong nghiên cứu, cá được cho ăn khẩu phần nhiễm aflatoxin được đánh giá trong thời gian thêm 4 tuần (tổng cộng 12 tuần) để phân tích những ảnh hưởng cận lâm sàng và khả năng kháng bệnh khi thử thách với dòng vi khuẩn gram âm Edwardsiella ictaluri (4,4 x 106 CFU/mL).

Cá được cho ăn khẩu phần chứa 250 ppb AFB1 có tỷ lệ sống thấp hơn đáng kể sau 1 tuần thử thách với vi khuẩn Edwarsiella ictaluri. Sau 2 tuần không áp dụng phương pháp điều trị thì tỷ lệ sống sót của tất cả cá được cho ăn chế độ ăn có chứa AFB1 đều thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (Hình 3). Rõ ràng là việc cho ăn AFB1 trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kháng bệnh của cá tra.

Phần kết luận

Mối nguy hiểm do aflatoxin gây ra đối với ngành nuôi trồng thủy sản đã trở nên rõ ràng vào những năm 1960. Mặc dù đã học được nhiều điều kể từ thời điểm đó nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm về những ảnh hưởng của aflatoxin đối với sức khỏe và năng suất của các loài thủy sản.

Ở cá, khi tiếp xúc với aflatoxin, mang cá nhợt nhạt, giảm khả năng đông máu, thiếu máu, tốc độ tăng trưởng kém hoặc không tăng trọng.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng ở cá tra (một loài quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản châu Á) nhiễm aflatoxin dẫn đến hiệu quả sử dụng thức ăn thấp hơn, tốc độ tăng trưởng thấp hơn, sự hiện diện dày đặc của các enzim có liên quan đến tổn thương gan và mô và khả năng kháng bệnh thấp hơn.

Do đó, việc giám sát liên tục, ngăn ngừa và giảm thiểu nhiễm aflatoxin là nhiệm vụ cần thiết đối với ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và sản xuất cá tra nói riêng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Biện pháp mới giúp cải thiện sức sinh sản cá tra Biện pháp mới giúp cải… Chăn nuôi cá tra - Chất lượng nước và an toàn sinh học Chăn nuôi cá tra -…