Nuôi chim trĩ Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 1
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 1

Author HTV, publish date Monday. August 1st, 2016

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 1

GIỚI THIỆU CHIM TRĨ ĐỎ KHOANG CỔ

1.1. Nguồn gốc, phân bố và đặc điểm sinh học

Chim Trĩ đỏ khoang cổ là loài chim thuộc Họ Trĩ (Phasianidae) nằm trong Sách đỏ Việt Nam.

Chúng chủ yếu sống tại các khu vực miền bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Quảng Ninh …), rừng quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng), khu bảo tồn U Minh Thượng (Kiên Giang), khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa thiên Huế) và phía Đông Nam Trung Quốc.

Chim Trĩ khoang cổ tên khoa học là Phasianus colchicus Linnaeus.

Khi trưởng thành con đực có màu lông sáng, đầu và cổ con đực có màu xanh nhạt với 1 khoang trắng rõ rệt xung quanh vùng cổ, giữa ngực là 1 màu đỏ tía đậm, các vùng bên cạnh có màu sáng hơn, hai bên sườn có màu vàng nhạt (vàng tái) với các vết đen trên diện rộng, lông đuôi có màu vàng oliu (nâu vàng nhạt) với các sọc ngang rộng màu đen.

Trong khi đó con cái có nhiều vết đốm rõ rệt, các lông cổ màu nâu và đen kẻ sọc quanh chỏm đầu, với các đường viền có màu hạt dẻ, phần lông phía sau lưng và ngực có màu lốm đốm, phần giữa có màu nâu đen, vùng bụng có màu nâu nhạt.

Các lông đuôi rất rõ rệt với các đường gợn sóng dày khít có màu vàng sẫm và đen.

Chim trĩ non rất khó phân biệt trống mái, đến hơn 3 tháng mới phân biệt được dựa vào màu lông.

Chim Trĩ có sức sống, khả năng thích ứng và kháng cự mạnh mẽ đối với bệnh tật, sống được ở nhiệt độ từ - 32oC đến 46oC.

Trĩ đỏ lớn rất nhanh và có khả năng đề kháng rất cao nên ít mắc bệnh.

Ngoài 8 tháng là trĩ mái bắt đầu đẻ trứng, mỗi con mái trưởng thành trong một năm có khả năng đẻ 90 – 100 quả trứng.

Nuôi nhốt trong điều kiện thiếu các phương tiện ấp trứng nhân tạo thì khó thành công vì chim trĩ đỏ không còn nhớ bản năng ấp trứng.

Những hộ nuôi ít thì thường cho gà ấp hộ, tỉ lệ ấp nở thành công tới hơn 75%.

Nếu được ăn đầy đủ, thêm côn trùng, mỗi con trĩ đỏ mái có thể đẻ đến hai trứng mỗi ngày.

Nếu dùng máy ấp nhân tạo với các thông số độ ẩm, nhiệt độ phù hợp có thể cho tỉ lệ nở 80 – 85 %.

Tại miền Bắc, chim Trĩ sinh sản kéo dài từ tháng 02 đến tháng 09 trong năm.

Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật nghiên cứu tổng kết tại các trang trại của Trung tâm Bảo tồn và Nhân giống Vật nuôi có gen quý hiếm như sau:

Sản lượng trứng/mái/mùa sinh sản : 60 – 90 quả.

Nếu cho ăn tốt có thể đạt từ 80 đến 100 quả.

Tỷ lệ trứng giống(%) : 92 – 95%

Tỷ lệ phôi (%) : 93 – 95%

Tỷ lệ nở/tổng trứng ấp (%) : 75 – 80%

Tỷ lệ nuôi sống (%) : 85%

Thức ăn bình quân giai đoạn đẻ : 60g – 70g/con/ngày

Chim Trĩ đỏ khoang cổ thương phẩm nuôi công nghiệp (nuôi 16 tuần tuổi).

Nếu nuôi tự nhiên thời gian gấp 2 lần nuôi công nghiệp.

Tỷ lệ nuôi sống (%) : 80 - 85%

Khối lượng cơ thể (g) : 1100 – 1300 g/con

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng k.lượng cơ thể (g): 4800 – 5000 g


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 2 Kỹ thuật nuôi và chăm… Kỹ thuật chọn giống chim trĩ Kỹ thuật chọn giống chim…