Mô hình kinh tế Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định)
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định)

Publish date Thursday. February 12th, 2015

Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định)

Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc (Nam Định) hiện có trên 700 trang trại, gia trại, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất lớn. Tình trạng chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm xả trực tiếp ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Nguồn chất thải chăn nuôi này không chỉ gây ô nhiễm cho không khí, đất, mặt nước mà cả nguồn nước ngầm, ngoài ra còn có các loại mầm bệnh do các loại ký sinh trùng, các vi sinh vật gây hại. Trước tình hình đó, đầu năm 2014, HND huyện đã phối hợp với Phòng NN và PTNT huyện xây dựng và triển khai dự án “xử lý chất thải chăn nuôi nhờ áp dụng biogas”.

Qua 1 năm triển khai, Dự án đã thu hút trên 100 hộ tham gia với nhiều mô hình chăn nuôi áp dụng việc lắp đặt công trình bể khí sinh học. Đây là mô hình có hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần xử lý và hạn chế ô nhiễm môi trường, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển và thay đổi bộ mặt nông thôn.

Nhờ áp dụng biện pháp xử lý môi trường bằng bể khí sinh học, gia đình chị Nguyễn Thị Thắm, xóm 10, xã Mỹ Hà đã mở rộng quy mô chuồng trại từ 70 lên 150 con lợn thịt.

Dẫn chúng tôi đi thăm các hộ chăn nuôi tham gia dự án “xử lý chất thải chăn nuôi nhờ áp dụng biogas”, đồng chí Trần Ngọc Hiển, Chủ tịch HND huyện cho biết, để dự án khả thi, HND huyện đã hỗ trợ mỗi hộ vay 3 triệu đồng để xây dựng bể khí sinh học trong khi để hoàn thiện một hầm biogas, mỗi hộ nông dân có thể phải bỏ ra cả chục triệu đồng nhưng hiệu quả mang lại rất thiết thực nên được nhiều hộ hưởng ứng.

Đáng kể nhất là vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, tận dụng được khí sinh học làm năng lượng dùng trong đun nấu, thắp sáng và tận dụng được nước thải tưới rau màu. Tại xã Mỹ Hà, trên địa bàn xã hiện có trên 40 công trình bể khí sinh học được xây dựng theo công nghệ tiên tiến.

Như vậy có nghĩa là, ngay cả những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng hiểu được lợi ích từ việc xây dựng hầm biogas và đầu tư xây dựng. Điển hình như trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Trần Văn Toàn, xóm 10, xã Mỹ Hà, một trong những hộ đầu tiên xây dựng hầm biogas tại địa phương. Anh Toàn cho biết: “Trang trại của gia đình tôi xây dựng được hơn 5 năm nay. Mặc dù nằm xa khu dân cư, nhưng do trước đây chưa xử lý nên mùi hôi từ trang trại vẫn gây khó chịu.

Bên cạnh đó, phân lợn thải ra nền chuồng, gia đình tôi phải mất rất nhiều thời gian trộn lẫn rơm để ủ. Lúc nhiều việc, phải hơn 1 tuần mới dọn chuồng một lần, mùi hôi theo gió tạt vào khu dân cư gây khó chịu cho các hộ sinh sống gần khu vực trang trại”. Được tham gia dự án xây dựng công trình bể khí sinh học, gia đình anh Toàn đã đầu tư gần 10 triệu đồng để xây bể với dung tích 5m3.

Gia đình anh còn được hỗ trợ 3 triệu đồng/bể. Thời điểm năm 2013 trở về trước, số đầu lợn của gia đình lúc cao nhất chỉ dừng lại ở 50 - 70 con. Sau khi xây bể, gia đình anh đã đầu tư mở rộng chuồng trại nuôi 150 con trở lên, mỗi ngày 2 lần xả nước đẩy phân xuống hố nên nền chuồng luôn sạch, mùi hôi cũng giảm nhiều. Khí gas từ hầm biogas phát sinh, gia đình anh Toàn tận dụng để đun nấu và thắp sáng rất hiệu quả.

Ngoài ra, nước thải thu được từ hầm lắng của hầm biogas được gia đình anh sử dụng tưới cho 6 sào hoa màu. Còn gia đình chị Nguyễn Thị Thắm, xóm 10, xã Mỹ Hà, trước đây, chuồng trại chăn nuôi hơn 100 con lợn thịt của gia đình chị luôn bị ảnh hưởng bởi mùi hôi.

Dù đã áp dụng một số biện pháp xử lý mùi hôi trong chăn nuôi nhưng không khí vẫn bị ô nhiễm do hố chứa chất thải nằm ngoài trời; tháng 9-2014, qua nghe tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã và trực tiếp từ cán bộ HND xã, chị đã bàn với gia đình xây dựng bể khí sinh học với dung tích 5m3, gồm 2 bể lắng và 1 bể chứa (dung tích 5m3). Sau vài tháng, bể đã sinh khí và cung cấp nhiên liệu phục vụ việc nấu nướng, tiết kiệm hàng trăm nghìn đồng/tháng.

Theo đồng chí Trần Văn Giang, trưởng xóm 10, cho biết, việc xây dựng các bể khí sinh học đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở trong khu dân cư. Chỉ tính riêng xóm 10 đã có tới 11 hộ chăn nuôi sử dụng công nghệ hầm chứa biogas để xử lý chất thải chăn nuôi. Điều đặc biệt, đa số các hộ dân đều chủ động thiết kế hầm chứa biogas trước khi xây dựng chuồng trại.

Việc xây dựng và sử dụng công trình bể khí sinh học đã tạo ra những tác động xã hội tích cực như: giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng được nguồn nhiên liệu phục vụ cho sinh hoạt đun nấu và thắp sáng và giảm đáng kể gánh nặng công việc cho các hộ chăn nuôi.

Theo các chuyên gia, việc đun nấu bằng khí gas sinh ra từ bể khí sinh học cũng sẽ làm giảm các bệnh về phổi và mắt vì so với nhiên liệu truyền thống, khí sinh học này có hiệu quả giảm ô nhiễm bụi lớn so với việc sử dụng củi và phụ phẩm nông nghiệp.

Trong thời gian tới, các cấp HND trong huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo và thực hiện đa dạng các biện pháp, hình thức tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi; tổ chức tập huấn cho hộ nông dân hiểu biết sâu hơn về lợi ích công trình bể khí sinh học; cách sử dụng, bảo quản công trình an toàn và phòng, chống cháy nổ…


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Đón Tết Trên Biển Đón Tết Trên Biển Năm Ất Mùi Kể Chuyện Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Dê Năm Ất Mùi Kể Chuyện…