Mô hình kinh tế Vui Buồn Trên Cánh Đồng Nghêu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Vui Buồn Trên Cánh Đồng Nghêu

Publish date Tuesday. May 15th, 2012

Vui Buồn Trên Cánh Đồng Nghêu
Cơ cực nghề cào nghêu.

Đã thành lệ, cứ đến tháng 5, tháng 6, khi vào mùa thu hoạch nghêu, hàng ngàn người dân ở các huyện Bình Đại, Thạnh Phong (Bến Tre) lại rủ nhau đi cào nghêu giống. Tuy nhiên, thay vì được hưởng niềm hạnh phúc thu lợi từ biển, năm nay, nông dân nơi đây phải mang tiếng là “nghêu tặc”.

Xóm “nghêu tặc”

Men theo Quốc lộ 57, từ phía bờ Nam cầu Rạch Miễu (TP. Bến Tre), chúng tôi tới bãi biển Thạnh Phong khi trời đã xế trưa. Dọc con đê ven biển, phía sau những hàng mắm, bần, trang chắn sóng là bãi cát dài mịn trắng với hàng trăm con người đang thi nhau hụp lặn.

Nằm ngay ở cửa Hàm Luông là một xóm nghèo với khoảng 90 hộ dân, chuyên sinh sống bằng nghề chài lưới, bắt cua, ghẹ, xóm còn có tên gọi khác là “nghêu tặc” vì hầu hết dân cư ở đây đều đi cào nghêu. Chị Nguyễn Thị Đào, người dân trong xóm tâm sự, sáng sớm, chị đã phải gửi con cho mẹ rồi theo mấy chị em trong xóm đi cào nghêu. Nếu chăm chỉ, một ngày cũng kiếm được 100.000 – 120.000 đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình. Chị Đào cũng biết cào nghêu là vi phạm pháp luật nhưng người dân ở đây bao đời chỉ sống dựa vào biển nên không có nghề nào khác. Hơn nữa, cào nghêu chẳng cần vốn liếng gì nhiều, chỉ một chiếc cào sắt và cái bao tải là xong. Đến trưa, mang lên bờ cân cho các chủ vựa là có tiền. “Không riêng gì tôi, tất cả phụ nữ, trẻ con, người già trong xóm đều tranh thủ đi cào nghêu. Nhiều thì kiếm vài trăm, không cũng vài chục nghìn đồng một ngày, ở nhà thì có mà chết đói”, chị Đào nói.

Theo ông Phạm Văn Bên, 61 tuổi, nghêu là tài sản của thiên nhiên ban tặng cho địa phương, bao đời nay, người dân quanh vùng Thạnh Phong vẫn sống nhờ nguồn lợi này. Bỗng dưng nay họ bị cho là “nghêu tặc” khiến nhiều người bức xúc. Cũng vì tranh chấp nghêu mà nhiều người đã phải vào tù vì tội chống người thi hành công vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền địa phương đã thành lập các hợp tác xã nghêu theo kiểu góp tiền khai thác. Nghĩa là, xã viên góp tiền và khai thác chung rồi chia phần trăm theo số tiền đóng góp. Vấn đề nảy sinh là, từ bao đời nay, cuộc sống của những nông dân ở đây chỉ trông chờ vào một vụ nghêu chừng 3 tháng, nay bắt họ đóng hàng chục triệu đồng thì lấy đâu ra tiền. Thế nên, nguồn lợi hải sản trời ban lại rơi vào túi các ông chủ nhiều tiền ở các địa phương khác vì họ mua được những bãi lớn. Còn những nông dân nghèo, không có đất canh tác, sống chủ yếu dựa vào nguồn lợi từ biển, nay bỗng dưng không có chỗ mưu sinh. Thế nên, dù biết là sai, họ vẫn phải ra biển, dầm mình xuống bãi kiếm cơm.

Niềm vui nhỏ nhoi

Gần 10 năm trở lại đây, nghêu trở thành vật nuôi có giá trị kinh tế nhưng do chưa nhân giống bằng phương pháp nhân tạo được nên nghêu giống ngoài tự nhiên là nguồn cung cấp duy nhất. Chính vì thế, từ một nguồn lợi chỉ thuộc về những hộ dân nghèo, ít người chú ý thì nay, nghêu được coi là mỏ “vàng trắng” của những địa phương ven biển, thu hút nhiều người tham gia đánh bắt, khai thác và nuôi trồng.

Nhân lúc nghỉ tay trên bãi biển, anh Nguyễn Tấn Kiên ở xã An Nhơn (Thạnh Phong) cho biết: “Nghề cào nghêu này khá cực, nhưng may mắn là có tiền. Hiện nay, đang đầu mùa, giá nghêu giống khoảng 40.000 – 45.000 đồng/kg. Nếu chịu khó, một ngày có thể kiếm cả 200.000 – 300.000 đồng. “Tôi và vợ thường thức dậy lúc 4 giờ sáng để đi cào bởi sau một đêm, cát lắng xuống cũng là lúc nghêu dày hơn. Suốt mấy chục kilômét bờ biển ở đây đều có nghêu giống cả. Những nơi nào có chòi canh là của hợp tác xã, còn lại, bà con vẫn có thể khai thác tự do. Tuy nhiên, nhiều người vì ham nên lấn sang bên của hợp tác xã và xảy ra xô xát. Vả lại, nếu không khai thác thì mai mốt lớn, nghêu cũng trở về biển hết”, anh Kiên tiết lộ.

Trong những lao động cào nghêu ở đây, chúng tôi bắt gặp nhiều học sinh tranh thủ ngày nghỉ đi kiếm tiền giúp gia đình. Em Bùi Văn Hoàn, lớp 7, Trường Trung học cơ sở Thạnh Hải tâm sự: “Thấy mấy cô chú cào nghêu có tiền nên con cũng làm theo. Chẳng thấy vất vả gì mà ngày nào cũng được gần trăm ngàn mang về cho mẹ mua gạo. Ở đây không riêng gì con mà nhiều bạn trong ấp cũng đi cào nghêu”.

Gần một ngày rong ruổi ở những cánh đồng nghêu Thạnh Phong, chúng tôi thấy, hầu hết bà con làm nghề này đều nghèo. Con nghêu vẫn là tài sản quý giá nhất mà biển cả quê hương ban tặng cho họ từ ngàn đời qua.

Thiết nghĩ, chính quyền các huyện Thạnh Phong, Bình Đại… nên chừa ra một số bãi để nông dân kiếm kế sinh nhai, không nên đưa toàn bộ vào hợp tác xã. Theo đó, cuộc sống của người dân nghèo vẫn được đảm bảo.

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Mú Con Mang Kinh Tế Về Xóm Biển Mú Con Mang Kinh Tế… Hậu Giang Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra Hậu Giang Phát Triển Bền…