Mô hình kinh tế Trích Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Năm 2014
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trích Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Năm 2014

Publish date Thursday. March 6th, 2014

Trích Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Năm 2014

Nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2014. Đồng thời hạn chế những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch của Ngành Nông nghiệp.

Ngày 14 tháng 01 năm 2014 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cà Mau đã ban hành Hướng dẫn số 01/HD-SNN về việc hướng dẫn khung lịch thời vụ nuôi trồng thuỷ sản năm 2014 đối với từng đối tượng, hình thức nuôi như sau:

1. Nuôi thâm canh, bán thâm canh tôm sú, tôm thẻ chân trắng

- Phạm vi áp dụng: Các vùng nuôi nằm trong quy hoạch.

- Số vụ nuôi: Khuyến cáo nuôi 01 vụ trong năm đối với tôm sú, nuôi 02 vụ đối với tôm thẻ chân trắng. Thời gian còn lại tập trung cải tạo ao đầm hoặc nuôi luân canh một số đối tượng như cá kèo, cá rô phi, sò… để cải thiện chất lượng ao/đầm nuôi. Đối với những vùng nuôi có điều kiện thích hợp có thể nuôi hai vụ tôm sú trong năm nhưng phải đảm bảo thời gian phơi đáy ao giữa hai vụ nuôi ít nhất 45 ngày.

- Thời gian thả giống: (Thời gian được tính theo Dương lịch)

* Đối với tôm sú:

Thời gian thả giống từ ngày 15 tháng 01 đến ngày 15 tháng 6 năm 2014.

* Đối với tôm chân trắng:

+ Vụ I:  Thời gian thả giống từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 31 tháng 5.

+ Vụ II: Thời gian thả giống từ  ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 9.

Khuyến cáo người nuôi hạn chế thả giống vào tháng 2 và tháng 3.

Không nên thả giống nuôi ở những nơi có độ mặn thấp hơn 5‰. Hạn chế thả giống vào những thời điểm mưa kéo dài, vì độ mặn xuống thấp tỷ lệ sống của con giống không cao, tôm nuôi chậm lớn, dễ mẫn cảm với một số bệnh như: đục thân, teo cơ,…

2. Nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến

- Phạm vi áp dụng: Vùng nuôi nằm trong quy hoạch nuôi tôm của tỉnh.

- Số vụ nuôi: Khuyến cáo nuôi 2 vụ trong năm.

- Thời gian thả giống:

+ Vụ I:  Thời gian thả giống từ đầu tháng 01 đến hết tháng 4.

+ Vụ II: Thời gian thả giống từ ngày 15 tháng 6 đến hết tháng 10.

3. Nuôi tôm theo hình thức quảng canh

- Phạm vi áp dụng: Vùng nuôi nằm trong quy hoạch nuôi tôm của tỉnh.

- Số vụ nuôi: Nếu có điều kiện thì thả cắt vụ để có thời gian cải tạo đất, nên cắt vụ tại thời điểm sên vét ao đầm, nếu không có điều kiện thì nuôi gối vụ nhưng trong năm phải đảm bảo có thời gian phơi đầm từ 15 – 30 ngày.

- Thời gian thả giống:  Từ đầu tháng 01 đến hết tháng 7 và từ ngày 15/10 đến 31/12.

- Thả giống gối vụ: Sau khoảng 30 - 45 ngày/lần.

Khuyến cáo không thả giống từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch, vì đối với hình thức nuôi này phụ thuộc và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước trên các sông rạch.

4. Nuôi tôm kết hợp với rừng

- Phạm vi áp dụng: Ở những nơi có rừng ngập mặn được cho phép kết hợp với nuôi tôm.

- Số vụ nuôi: Nuôi quanh năm.

Khuyến cáo một năm phơi đầm một lần thời gian 7-10 ngày ( nếu thời gian phơi đầm dài sẽ ảnh hưởng đến rừng).

- Thời gian thả giống:  Từ cuối thời gian cải tạo theo qui định đến tháng 8 năm sau.

- Thả giống gối vụ: Sau khoảng 60 - 75 ngày/lần.

5. Nuôi tôm kết hợp với trồng lúa

- Phạm vi áp dụng:  Vùng nuôi nằm trong quy hoạch được phép nuôi tôm của tỉnh.

- Số vụ nuôi: 01 vụ/năm.

- Thời gian thả giống:  Từ tháng 01 đến  ngày 31 tháng 5.

Khuyến cáo nên ương giống trước khi thu hoạch lúa để tranh thủ mùa vụ, vào thời điểm trồng lúa nên tranh thủ thả nuôi bổ sung các loại cá nước ngọt, tôm càng xanh,…

6. Đối với các đối tượng nuôi khác

Đối với các đối tượng nuôi nước ngọt như cá chình, cá bống tượng, cá sặc rằn, cá rô, cá lóc… khuyến cáo thời gian thả giống vào đầu mùa mưa ( khoảng tháng 5 đến tháng 6) nhằm chủ động nước.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý CHUNG

1. Chuẩn bị ao nuôi

 - Khâu chuẩn bị ao nuôi cần chú trọng sên vét chất thải và phơi khô nền đáy, những ao đã từng xuất hiện dịch bệnh ở vụ nuôi truớc cần tập trung thực hiện tốt các biện pháp khử trùng nhằm loại bỏ triệt để mầm bệnh còn trong ao.

- Cần quan tâm gia cố bờ ao và khu vực xung quanh đề phòng các đợt triều cường bất thường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

- Cần bố trí diện tích nhất định làm ao lắng để chủ động nguồn nước cấp cho ao nuôi cũng như để xử lý nguồn nước cấp khi cần thiết.

- Hạn chế sử dụng các loại thuốc diệt giáp xác trong thành phần có hoạt chất từ nguồn thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế chất độc tồn lưu trong ao gây ảnh hưởng bất lợi cho tôm nuôi ( Cypermethrine, Deltamethrine, Etoxiquin…).

2. Chọn giống, thả giống

- Tôm giống phải được kiểm tra qua xét nghiệm để đảm bảo không nhiễm các virus gây bệnh nguy hiểm, cỡ tôm giống đạt tối thiểu là Post 12 ( ≥ 12 mm), không nên mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Khuyến cáo gây sốc tôm giống bằng Formol 150 – 200 ppm (150 – 200ml/m3) trong thời gian 30 phút không sục khí để loại bỏ tôm yếu trước khi thả.

- Thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát, không thả mật độ quá dày, đối với tôm sú nuôi công nghiệp khuyến cáo không nên thả trên 30 con/m2, đối với tôm chân trắng công nghiệp có thể thả giống với mật độ từ 50-120 con/m2.

- Đối với các đối tượng nuôi khác khi chọn giống thả nuôi cần phải chọn những cơ sở có uy tín, thương hiệu, địa chỉ rõ ràng, không nên mua giống trôi nổi. Con giống phải có ngoại hình, trạng thái hoạt động bình thường, có phản xạ nhanh với tiếng động, ánh sáng….

3. Quản lý, chăm sóc

- Kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố môi trường nước (như pH, độ kiềm …..) ở mức thích hợp. Đặc biệt từ tháng nuôi thứ 2 trở đi cần lưu ý hàm lượng khí độc NH3, H2S, ôxy hòa tan và mật độ tảo, . . . Khi sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động vào ao nuôi, nên thận trọng tránh gây biến động đột ngột môi trường nước gây sốc cho tôm.

- Quản lý tốt lượng thức ăn hàng ngày để tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nước.

- Áp dụng nuôi theo qui trình sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ để ổn định môi trường nước, xử lý sạch nền đáy ao.

4. Một số lưu ý khác

- Không sử dụng các loại vật tư nông nghiệp thuộc danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

- Nên nuôi ngắt vụ để hạn chế mầm bệnh tồn lưu gây ảnh hưởng đến vụ nuôi sau.

- Nêu cao ý thức sản xuất vì cộng đồng, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Cần quan tâm theo dõi biểu hiện của bệnh hoại tử gan tụy và các bệnh nguy hiểm khác.

- Thường xuyên điều tiết nước để chủ động trong việc bơm nước và theo dõi các bản tin dự báo khí tượng thủy văn để đề phòng các diễn biến xấu do thiên tai gây ra.

Trên cơ sở Lịch thời vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản năm 2014 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh chỉ đạo các Phòng, Ban và Đơn vị trực thuộc Sở triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ có liên quan.

Đồng thời Sở Nông nghiệp cũng đề nghị Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau khẩn trương xây dựng và triển khai lịch thời vụ cụ thể cho từng vùng sản xuất của địa phương mình, hướng dẫn nông dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống đúng khung thời vụ theo từng hình thức sản xuất đã khuyến cáo.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cảnh Giác Thương Lái Mua Lá Khoai Lang Cảnh Giác Thương Lái Mua… Bấp Bênh Vì Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Bấp Bênh Vì Nuôi Tôm…