Mô hình kinh tế Thanh long vỡ mộng làm giàu, vì sao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Thanh long vỡ mộng làm giàu, vì sao

Publish date Thursday. November 26th, 2015

Thanh long vỡ mộng làm giàu, vì sao

Năm 2013 được coi là năm hoàng kim của thanh long, biểu đồ giá là mũi tên thẳng từ 11.000 đồng/kg vào tháng 1/2013 lên 27.000 đồng/kg vào tháng 12.

Năm 2014, giá có lúc trồi lúc sụt nhưng vẫn trong xu hướng tăng mạnh, nhất là thanh long ruột đỏ với giá bình quân từ 35.000 đồng lên đến 52.000 đồng/kg, có lúc vọt lên 73.000 đồng/kg.

Với năng suất bình quân 40 tấn/ha/năm, doanh thu và lợi nhuận của cây thanh long cao gấp 6-8 lần cây trồng khác.

Vỡ mộng làm giàu

Trong ngôi biệt thự ngạo nghễ mặt tiền tỉnh lộ 827 thuộc địa bàn huyện Châu Thành, Long An, vợ chồng ông Tư Xị (Cao Văn Xị) có thâm niên 30 năm làm lái và 3 ha vườn thanh long nhớ về hồi hoàng kim: "Lúc ấy cứ mỗi lứa tôi “dôi” 1 tỷ".

Ngoài bán trái, hoa thanh long cũng là nguồn thu đáng kể của nhà vườn.

Do thanh long ra quá nhiều hoa nên nhà vườn phải tỉa bỏ bớt và bán được 4.000 đồng/kg, nay giá chỉ còn 2.000 đồng/kg nhưng chỉ mua với số lượng không đáng kể.

Lợi nhuận đã kích thích người dân huy động mọi nguồn lực để trồng mới.

Năm 2012 cả huyện mới có 1.500 ha, tập trung ở 3 xã có nền đất cao Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long thì năm 2013 đã tăng lên 2.150 ha, năm 2014 là 5.016 ha, năm 2015 lên 6.438 ha.

Huyện Châu Thành có 12 xã và thị trấn Tầm Vu thì tất cả đều đã có thanh long, huyện có 13.500 hộ thì hơn phân nửa có trồng thanh long.

Riêng xã Thanh Phú Long có 1.400 ha đất nông nghiệp thì đã có đến 1. 005 ha thanh long, trong đó diện tích trước năm 2013 chỉ 100 ha.

Ông Huỳnh Văn Gương, Chủ tịch HĐND xã, nguyên Bí thư Đảng ủy xã nhiệm kỳ vừa rồi, chuẩn bị cho năm sau nghỉ hưu bằng cách đầu tư 300 triệu trồng 4.500 m2 vừa trắng vừa đỏ;

Thượng tá Nguyễn Thành Tạo, Huyện đội trưởng, cũng trồng 1. 000 trụ (ở Tân Trụ) chuẩn bị cho kế hoạch “hậu chiến” nghỉ hưu sau 2 năm nữa.

Thế nhưng mọi toan tính đều bị đảo lộn vì từ đầu năm 2015 đến nay giá thanh long bỗng dưng nhất loạt đảo chiều đi xuống, thanh long ruột trắng từ trên 20.000 đồng/kg loại 1 (trái nặng trên 465 g, không sâu bệnh, tỳ vết, vỏ quả đỏ tươi, tai xanh cứng) chỉ còn 10.000 đồng/kg, loại 2 còn 5.000 đồng/kg, loại dạt 2.000 đồng/kg (hoặc đổ bỏ).

Thanh long ruột đỏ từ 50.000 đồng/kg xuống còn 12.000 - 15.000 đồng/kg.

Cộng sổ từ đầu năm 2015, ba mẫu thanh long ruột trắng của ông Tư Xị lỗ 10 triệu đồng, vườn ông cựu Bí thư xã Huỳnh Văn Gương bán lứa quả đầu tiên với giá 5.000 đồng/kg.

“Với giá này thì việc lấy vốn cũng khó nói chi đến lời”, ông Gương nói.

Tại sao giá xuống?

Mặc dù không ồn ào, nhộn nhịp như trước nhưng hoạt động mua bán thanh long vẫn diễn ra, vẫn lặc lè xe máy, xe ba gác, vẫn các xe “hổ vồ” kiên nhẫn đợi công, vẫn hàng trăm lao động tất bật cọ rửa, hong khô, đóng gói trong các kho Tấn Hưng, Thành Phát.

Tuy giống trước ở vẻ bề ngoài nhưng ruột bên trong đã khác, thay vì được đóng trong các thùng giấy không nhãn mác hay nhãn thanh long Bình Thuận thì nay được đóng vào các thùng có nhãn mác trình bày đẹp, bắt mắt in bằng 2 ngôn ngữ tiếng Trung Quốc và tiếng Việt, hoặc tiếng Trung và tiếng Anh.

Tem dán lên từng quả thì chỉ in mỗi tiếng Trung.

Thùng và tem được trình bày, màu sắc khác nhau, mỗi loại tương ứng với sở hữu của một thương lái Trung Quốc và được làm sẵn từ Trung Quốc.

Ông Tư Xị cho biết giá cả thanh long trước đây phụ thuộc thị trường Trung Quốc, còn nay phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái Trung Quốc, cả về giá cả lẫn số lượng, chủng loại.

Bà Châu Thị Sửng, chủ một doanh nghiệp xây dựng, có 8.

500 trụ thanh long thì huỵch toẹt: “Doanh nghiệp, kho vựa Việt Nam đã đi làm thuê cho thương lái Trung Quốc hết trọi”.

Thương lái Trung Quốc không những trực tiếp điều hành việc mua bán, đóng gói, vận chuyển mà còn biết rõ sản lượng, chất lượng, giá thành từng lứa.

Trên cơ sở cung cầu để quyết định số lượng và giá cả.

Vì vậy nên giá luôn ở mức thấp nhưng lại nhịp nhàng xuất nhập, cảnh ùn ứ tại cửa khẩu với mặt hàng thanh long hầu như không còn xảy ra.

Tuy giá thấp nhưng việc lỗ lã chỉ tập trung vào các vườn thanh long ruột trắng.

Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành, tỷ lệ nhiễm bệnh đốm nâu (chưa có thuốc đặc trị) đã giảm từ 60% xuống còn 23% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên đây vẫn là đối tượng gây hại lớn nhất, nguy hiểm nhất cho cây thanh long và đẩy giá thành lên cao.

Bình quân mỗi lần phun thuốc phòng trị tốn 1 triệu đồng/ha, mỗi lứa phun tối thiểu 5 lần (chưa kể phun phân bón lá).

Tuy phun nhiều thuốc nhưng tỷ lệ dạt vẫn rất cao, vào mùa mưa tỷ lệ loại 1 thường chỉ đạt khoảng 10-20%.

Ngoài bệnh đốm nâu, còn các bệnh khác như thán thư, thối nhũn, nấm bồ hóng, sâu và ruồi đục trái cũng gây hại nặng nên với giá thấp như hiện nay thì người trồng thanh long ruột trắng chỉ từ hòa đến lỗ, góp tiền làm giàu cho thương lái Trung Quốc và các công ty thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.

Sự lúng túng của chính quyền, người dân

Khi được hỏi về việc xuống giá của thanh long ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế địa phương, Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết, trả lời câu hỏi trên thuộc chức năng của Phòng NN-PTNT.

Bà Nguyễn Thị Đậm, Phó phòng NN-PTNT trả lời rằng đấy là vấn đề nhạy cảm và chỉ có UBND huyện mới có thẩm quyền trả lời, còn câu hỏi về hiện tượng lũng đoạn của thương lái Trung Quốc thì bà nói ngắn gọn: “Anh thấy ngoài Bình Thuận như thế nào thì trong này y như thế”.

Tuy nhiên, bà Đậm cũng cho biết thêm, diện tích trồng mới nhiều nhưng chưa lo lắm vì phần lớn đều trồng thanh long ruột đỏ mà giá ruột đỏ hiện nay thì nhà vườn còn sống tốt.

Giá thấp nhưng cũng chưa ai phá bỏ cây trồng này vì xét kỹ nó vẫn có lợi nhuận cao hơn lúa.

Với tầng lớp thương lái thì ai cũng tức tối nhưng qua trò chuyện cũng không ai có được sáng kiến nào, thậm chí còn sợ mếch lòng thương lái Trung Quốc: “Nếu họ bỏ về không mua nữa thì biết bán cho ai, đổ bỏ cũng không có chỗ”.

Làm sao để vực dậy doanh nghiệp Việt Nam?

Chuyện hàng nghìn người bán mà chỉ có một vài người mua thì bị ép giá là đương nhiên.

Lâu lắm rồi việc mở thêm thị trường để bớt lệ thuộc vào Trung Quốc đã được đặt ra nhưng xem ra tiến triển không đáng kể.

Ngoài Trung Quốc, thanh long muốn xâm nhập thị trường khác thì phải chiếu xạ hoặc tiệt trùng bằng hơi nước nóng.

Phía Nam có 2 nhà máy chiếu xạ thì một đã đóng cửa, còn một hoạt động cầm chừng.

Loại thùng chỉ có tiếng Trung và tiếng Việt Ở Long An có nhà máy xử lý hơi nước nóng Hoàng Phát Fruit công suất 3.

500 tấn/năm phục vụ cho hoa quả xuất khẩu sang Nhật, Hàn, Đài Loan và Newzealand nhưng lỗ liên tục từ ngày đi vào hoạt động.

Ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc nhà máy, cho biết, nếu nhà máy hoạt động được 2/3 công suất thì hòa nhưng mỗi năm nhà máy chỉ xử lý được 1.000 - 1.350 tấn nên không thể không lỗ, đấy là chưa kể khoản lương phải trả cho chuyên gia Hàn Quốc 200 triệu đồng/năm.

Điều lấy làm lạ là doanh nghiệp này đầu tư nhà máy công nghệ cao 50 tỷ đồng nhưng không hề được hưởng ưu đãi của Nhà nước, trong lúc đã có Nghị định của Chính phủ về chính sách này.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
 Chuẩn bị rau củ sạch cho mùa tết Chuẩn bị rau củ sạch… Xây dựng NTM ở Thạch Hưng chính quyền, người dân còn thờ ơ Xây dựng NTM ở Thạch…