Mô hình kinh tế Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng

Publish date Thursday. August 13th, 2015

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất đậu phụng

Trichoderma là một loại nấm đối kháng có khả năng “tiêu diệt” hầu hết các loại nấm bệnh gây thối rễ cây đậu phụng. Các CP nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho đậu phụng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây, phòng một số nấm bệnh gây hại.

Tại thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, ông Nguyễn Lộc, tham gia mô hình (MH) sử dụng CP Trichoderma trong canh tác đậu phụng, cho biết: Tại cánh đồng này mấy năm trước trồng đậu phụng thường bị bệnh héo rũ phá hại. Khi sử dụng CP Trichoderma đã đem lại hiệu quả cao, năng suất đạt 30,8 tạ/ha, tỉ lệ bệnh chỉ có 9%, thấp hơn ruộng ngoài MH không sử dụng CP Trichoderma là 23%, góp phần cải tạo đất; lợi nhuận gần 1,1 triệu đồng/sào/vụ, tăng hơn 830 ngàn đồng/sào so với đối chứng.

MH trồng đậu phụng thâm canh sử dụng CP Trichoderma tại thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát có tỉ̉ lệ nhiễm bệnh chết yểu thấp, từ 4,5 - 6,5%; năng suất đạt 40,5 tạ/ha, tăng hơn 6,75 tạ/ha so với ngoài MH; lợi nhuận trong MH đạt 69,64 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài MH 16,22 triệu đồng/ha. Ông Phan Sỹ Hùng, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, cho biết: MH này giúp nông dân Cát Trinh nắm bắt được quy trình kỹ thuật sản xuất đậu phụng theo hướng phòng trừ tổng hợp, sử dụng CP Trichoderma và các CP phân bón qua lá hợp lý, từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, áp dụng các biện pháp KHKT mới để đạt giá trị kinh tế cao hơn trên đơn vị diện tích.

Vụ Hè Thu này, MH trồng đậu phụng thâm canh, sử dụng CP Trichoderma, trên đất lúa thiếu nước tại thôn 6, xã An Trung (huyện An Lão), cho lợi nhuận gấp 3 lần so với trồng lúa; năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha, cao hơn ngoài MH 17 tạ/ha, lợi nhuận cao hơn 8,15 triệu đồng/ha.

Theo ông Huỳnh Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN): “Qua kết quả áp dụng trong thực tiễn sản xuất cho thấy, việc ứng dụng CP Trichoderma mang lại nhiều lợi ích đối với cây đậu phụng. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nông dân trồng đậu phụng phòng chống bệnh hại, vừa giải quyết được áp lực ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất và lợi nhuận.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Xuất cấp vắc xin, hóa chất sát trùng cho 8 địa phương Xuất cấp vắc xin, hóa… Bắc Giang khắc phục hậu quả mưa lũ gieo cấy lại gần 1,5 nghìn ha lúa Bắc Giang khắc phục hậu…