Tôm thẻ chân trắng Stress trên tôm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Stress trên tôm

Publish date Monday. September 21st, 2015

Stress trên tôm

1.Stress là gì

Stress là trạng thái mất cân bằng nội mô của cơ thể, là một trạng thái sinh lý không bình thường gây ra do các tác động của các yếu tố bất lợi của môi trường ngoài hay trong cơ thể.

Các yếu tố này gọi là các tác nhân stress.

Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, có tác nhân stress mà cơ thể không duy trì được cân bằng nội mô thì con vật sẽ lâm vào trạng thái stress và phải trải qua quá trình stress để tiến tới thích nghi với ngoại cảnh mới.

2. Một số yếu tố gây stress tác động lên tôm

1.     Sự thay đổi nhanh của nhiệt độ

2.     Sự thay đổi nhanh pH

3.     Độ mặn biến động

4.     Mưa liên tục

5.     Quá trình vận chuyển tôm giống, sang tôm

6.     Mật độ thả tôm dày

7.     Thiếu oxygen

8.     Nồng độ CO2 cao

9.     Nitrite

10.  NH3

11.  H2S

12.  Chất rắn lơ lửng cao

13.  Kim loại nặng

14.  Độc tố do nấm, vi khuẩn và thức ăn

15.  Thuốc trừ sâu

16.  Thường xuyên thiếu dinh dưỡng

17.  Lột xác

18.  Xử lý nước bằng hóa chất quá liều/hóa chất độc

19.  Ký sinh trùng

20.  Nhiễm trùng nhẹ

21.  Bệnh

3. Cách phát hiện tôm bị stress:

- Màu sắc cơ thể khác so với bình thường như màu hồng nhạt, tím nhạt hoặc sậm màu hơn so với bình thường

- Giảm ăn hoặc đôi khi bỏ ăn.

- Dễ bị cong thân, đục cơ

4. Ảnh hưởng của stress đến tôm:

- Tiêu hóa giảm, giảm hấp thu dưỡng chất.

- Mất khoáng, mất chất dinh dưỡng.

- Giảm sức đề kháng

- Bơi lội kém, chậm chạp

- Tăng trưởng chậm.

5. Giúp tôm vượt qua stress

- Chủ động giảm thiểu các nhân gây stress cho tôm.

- Sử dụng SAN ANTI SHOCK trước khi thả tôm và định kỳ cho tôm nuôi, đặc biệt vào những lúc nắng nóng, mưa liên tục, thời thiết thay đổi đột ngột, sang tôm. Giúp tăng cường sức đề kháng, giảm stress.

- Khi vận chuyển tôm giống để tránh stress cho tôm cần sử dụng SAN ANTI SHOCK hòa vào nước, giúp tôm chống stress trong khi vận chuyển.

- Sử dụng MONUMAN hay HEPAVIROL PLUS định kỳ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp gan hoạt động tốt, đường ruột khỏe.

- Bổ sung khoáng vi lượng đa lượng định kỳ trong ao nuôi bằng CALCIPHORUS, MIRAMIX No9, MIRAMIX No10

- Phòng khí độc NH3, H2S phát sinh trong ao nuôi do sự phân hủy thức ăn thừa và các chất thải từ tôm bằng chế phẩm Deodorants, BACPOWER, VS –STAR, YUCADO

- Sát trùng nguồn nước nuôi định kỳ bằng GUARSA, WUNMID giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh cho tôm.

Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, mo hinh nuoi tom, stress tren tom


Related news

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bệnh gregarines trên tôm Bệnh gregarines trên tôm Mối liên hệ giữa sức khỏe tôm và biến động quần thể phytoplankton trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh Mối liên hệ giữa sức…