Tin nông nghiệp Sạ thưa và các phương pháp sạ cấy tối ưu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Sạ thưa và các phương pháp sạ cấy tối ưu

Author Ngọc Khuê, publish date Monday. July 23rd, 2018

Sạ thưa và các phương pháp sạ cấy tối ưu

Nông dân có thói quen sạ dày, lượng giống lúa gieo sạ 1 ha có khi lên đến 200 – 250 kg. Nguyên nhân chính là do nông dân trừ hao lúa bị ốc bươu vàng và chuột phá hại, thiếu công tỉa dặm nên sạ dày để bù đắp lại. Lâu ngày đã trở thành thói quen, sạ ít hơn lại không yên tâm. Sạ dày nhưng nông dân lại muốn lúa đẻ nhiều, nên thường bón thúc đạm, lạm dụng phân hóa học.

Cấy lúa mạ thảm.

Khi giảm lượng giống gieo sạ, nhiều nông dân lo ngại sẽ giảm năng suất, nhưng theo tính toán của các nhà khoa học, khi sạ 80 kg/ha sẽ tương đương 320 hạt/m2, trừ hao hụt, nảy mầm đạt 80% còn 256 hạt/m2, trừ hao hụt do các yếu tố khác 10% còn 230 hạt/m2. Với quy luật 1 mẹ + 2 con, 230 hạt được nhân 3 sẽ thành 690 bông/m2. Đây là số bông lý tưởng để đạt được năng suất thực thu khoảng 7,2 – 9,6 tấn/ha, là lượng lúa mà ở nhiều ruộng sạ dày chưa hẳn đã đạt được.

Như vậy, việc còn lại là làm thế nào để giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80kg/công mà vẫn đảm bảo năng suất bằng hoặc cao hơn khi sạ 20 – 25 kg/công, nhất là trong giai đoạn vụ hè thu gặp nhiều khó khăn như hiện nay? Các nhà khoa học khuyến cáo trước hết nông dân cần tuân thủ lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp, gieo sạ đồng loạt, tập trung, né rầy theo bẫy đèn và theo con nước của từng khu vực. Thứ hai, cần làm đất và vệ sinh đồng ruộng thật kỹ, xử lý rơm rạ bằng cách gom rơm bằng máy cuốn rơm hoặc bằng nấm Trichoderma, bón vôi cày dập rạ 15 ngày trước khi gieo. Sau khi cày, bừa, trục, xới, san phẳng mặt ruộng, cần đánh rãnh xương cá thoát nước xả phèn mặn trong ruộng, củng cố kinh mương xung quanh ruộng…

Thứ ba, phải chọn giống cấp xác nhận, có độ nảy mầm cao, khả năng chống chịu tốt, xử lý hạt giống tăng tính kích kháng cho lúa. Thứ tư là lựa chọn phương pháp gieo cấy tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất. Nhiều nông dân cho biết, với lượng giống 8 kg/công rất khó để sạ vãi bằng tay, vì lượng giống phân bố không đều trên mặt ruộng. Phương pháp cấy máy, cấy tay, sạ hàng, hoặc sạ bằng máy sẽ giúp bà con khắc phục những hạn chế này. Tuy nhiên, mỗi phương pháp khi áp dụng thực tế có ưu, nhược điểm riêng.

Nhân công cấy lúa hiện rất khó tìm, nhất là lúc cao điểm xuống giống theo lịch thời vụ, trung bình 2 người chỉ cấy được 1 công ruộng (1.000 m2)/ngày, để cấy 1 ha cần 8 người cấy trong khoảng 2,5 - 3 ngày, tiền công cấy lúa khoảng 1,5 – 3 triệu đồng/ha. Xét về lợi ích khi áp dụng phương pháp cấy lúa bằng máy thay thế cho sạ tay thuyền thống, điều đầu tiên là giúp nông dân tiết kiệm được chi phí về giống, nhân công và phân thuốc BVTV giai đoạn đầu vụ. Tuy nhiên nhược điểm của biện pháp này là phải làm mạ trên sân 10 – 12 ngày trước khi đưa xuống máy cấy, số lượng máy cấy hiện nay chưa đủ để phục vụ nông dân, mặt khác, một số khu vực đất mềm máy cấy hoạt động không thuận lợi.

So với các biện pháp gieo cấy khác, sạ hàng đang được nhiều nông dân áp dụng vì phù hợp với điều kiện sản xuất, chi phí thấp, đáp ứng được kỹ thuật giảm giống, giảm chi phí đầu tư. Ông Nguyễn Hoàng Thơ,  Chủ tịch UBND xã Long Phú, huyện Long Phú, cho biết: Thời gian qua, xã Long Phú được nằm trong dự án VnSAT của tỉnh, qua các lớp tập huấn 3 giảm 3 tăng, bà con dần áp dụng các kỹ thuật mới, trong đó có việc áp dụng sạ hàng. Nhờ đó đã tác động đến tư duy sản xuất của bà con, cho thấy sạ hàng cho hiệu quả cao vì giảm được lượng giống, nếu trước đây 1 ha sạ 150 – 200 kg giống, còn sạ hàng thì khoảng 80 – 100 kg giống; giảm được sâu bệnh, giảm chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, nhẹ nhân công, về năng suất ruộng sạ hàng cao hơn so với sạ lan, hạt lúa đẹp hơn. Hiện nay địa phương thành lập Tổ sạ hàng ở ấp Nước mặn 2, lúc đầu do nông hộ tự làm, sau thấy hiệu quả nên nông dân hùn nhau, thành lập Tổ sạ hàng có 8 thành viên và 8 máy sạ hàng, trong đó dự án hỗ trợ 2 cái. Nói chung Tổ này phát triển rất tốt.

Ông Trần Văn Vương ở xã Long Phú, cho biết, một máy sạ hàng có giá 1,1 triệu đồng, dễ sử dụng, 1 công đất chỉ cần sạ trong 1 giờ là xong, 10 công chỉ cần 1 ngày là có thể hoàn tất. Thao tác đơn giản, mạ được phân thành hàng trên mặt ruộng, đẹp mắt và tiện lợi cho lúa phát triển và các khâu chăm sóc bón phân sau này. Để giống rớt xuống đều, chỉ cần điều chỉnh tốc độ đi chậm hoặc nhanh, hoặc có thể chặn bớt các lỗ trên công cụ, làm vài lần là có thể điều chỉnh lượng giống 8kg phân đều trên 1 công ruộng.

Cánh đồng của ông Sư Tùng ở xã Long Phú, sắp thu hoạch, nhìn đồng lúa lên đều kín cả mặt ruộng, ông vô cùng tâm đắc với hiệu quả của việc giảm giống và sạ hàng, bởi không chỉ giảm chi phí đầu vụ, mà các công đoạn chăm sóc sau đó cũng dễ hơn trước rất nhiều. Ông Sư Tùng nhận xét: Ngoài giảm được lượng giống, phân bón, thuốc sâu, giảm nhân công dặm và phun thuốc, năng suất lại cao hơn so với sạ tay. Vụ lúa vừa rồi, ông sạ hàng 10kg giống/công, năng suất đạt 700 – 900 kg, còn ruộng sạ tay thì khoảng 600 kg. Sạ hàng lúa lên đều hơn, còn sạ tay thì 10 hột lên được phân nửa, phân bón giảm khoảng 70%, bụi lúa đẻ nhánh mạnh hơn. Chi phí sạ hàng khoảng 1,3 triệu đồng/công, còn sạ tay trên 2 triệu đồng, giảm được 700 ngàn mà năng suất cao hơn phân nửa.  

Bên cạnh đó, biện pháp sạ giống bằng máy cũng được một số nông áp dụng. Một máy phun hạt giống khoảng 5 triệu đồng, được thiết kế tương tự như máy phun thuốc BVTV, hoạt động bằng xăng, với 3 vòi phun để: gieo sạ, phun phân bón dạng hạt, dạng bột và phun thuốc BVTV dạng nước. Máy giúp giảm lượng giống gieo sạ, mà thời gian gieo sạ bằng máy phun so với công cụ sạ hàng còn nhanh hơn nhiều.

Vì giảm giống tích cực nên để có năng suất cao, bắt buộc phải giảm tối thiểu tỉ lệ hao hụt giống. Ở đầu vụ, ngoài chủ động ngăn ngừa cỏ dại, chim chuột, ốc bưu vàng cắn phá mạ non, thì bề mặt ruộng phải được san bằng phẳng, không để nước đọng vũng, sẽ làm chết mầm, lúa lên không đều. Như vậy, giảm giống gieo sạ có ý nghĩa rất quan trọng giúp nông dân giảm chi phí sản xuất, giúp lúa phát triển khỏe, tăng năng suất, chất lượng nông sản và góp phần tăng lợi nhuận


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Chọn giống lúa canh tác vụ hè thu 2018 Chọn giống lúa canh tác… Bí quyết làm giàu - Nuôi cầy vòi hương lãi cao Bí quyết làm giàu -…