Nho Quy Trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây con
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Quy Trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây con

Author SHVN, publish date Tuesday. September 6th, 2016

Quy Trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây con

I. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho con :

1. Giống nho:

Giống nho đỏ (Red Cardinal) ghép trên giống nho gốc ghép Couderc1613, nhằm tăng khả năng chống chịu.

2. Thời vụ trồng :

+ Nên trồng vào các tháng 11,12 và tháng 1 năm sau.

+ Tốt nhất là sau khi mùa mưa kết thúc.

3. Chuẩn bị đất

–  Loại đất thích hợp là thịt pha cát, pH = 5,5-7,5;  đất cao, thoát nước tốt, có mương tưới và hệ thống tiêu nước chủ động.

– Đảo đất phá tầng đế cày, bón phân hữu cơ 1-2 tấn/sào (1.000m2).

4. Mật độ , khoảng cách trồng:

– Hàng cách hàng: 2,5 m , cây cách cây (1,5-2,0 m)

– Tương đương  mật độ 200-266 cây/1000 m2 .

5. Trồng giống nho đỏ với gốc ghép Couderc 1613

– Đào hố 50x50x50 cm, bón 8-10 kg phân hữu cơ cho 1 hố.

– Đào 1 lỗ chính giữa hố bằng với bầu, cho giống nho gốc ghép xuống sau đó lấp đất lại .

– Thời gian ghép thích hợp từ sau khi trồng 8-10 tuần, khi đường kính thân tại vị trí ghép bằng kích cở chiếc đủa trở lên ( Đường kính trên 5 mm).

6. Làm cỏ, xới xáo:

Định kỳ cứ 15 ngày nên xới xáo và làm cỏ quanh gốc một lần (khoảng 2 –3 lứa nước nên xới nhẹ 1 lần), lúc đầu xới cách gốc 20 cm về sau xới xa gốc dần theo tán lá.

7. Tưới và tiêu nước:

+ Sau khi trồng tưới nước ngay.

+ Trời nắng 4-5 ngày tưới một lần (Chú ý không được để đất khô)

+ Trời mưa tìm mọi cách thoát nước nhanh.

8. Cắm choái làm giàn:

 + Khi cây nho cao 25 –30 cm, tiến hành cắm choái, và cột cây nho vào choái.

+ Nên làm giàn lưới, nên bố trí mặt giàn khoảng 500 m2 cách nhau 1,5-2m để tạo khoảng trống .Về cơ bản là làm sao cho giàn nho càng thông thoáng càng tốt.

9. Bón phân cho nho thời kỳ cây con  (tính cho 1 sào

Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng .Giai đoạn này nên khoảng 2 tháng bón phân một lần. 

Tổng lượng phân hữu cơ sinh học (HCSH) chuyên nho  có thành phần N – P2O5 – K2O5 là 5-3-4 hoặc các loại phân HCSH khác có chất lượng tương đương: 300 kg/sào và 2000 kg phân chuồng .Chia ra các lần bón như sau:

– Bón lót : Trước khi trồng giống nho làm gốc ghép

Đào hố bón 8-10 kg phân chuồng hoai, lấp đất trước khi trồng 15 ngày

– Bón thúc lần  1: Khi cây nho đã bén rễ

Bón phân HCSH chuyên nho: 50 kg

– Bón thúc lần 2:  2 tháng sau khi trồng

Bón phân HCSH chuyên nho : 50 kg

– Bón thúc lần 3:4 tháng sau khi trồng

Bón phân HCSH  chuyên nho: 100 kg

– Bón thúc lần 4:6 tháng sau khi trồng

Bón phân HCSH  chuyên nho: 100 kg

* Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay

Loại phân khác :

+ Khoảng 1 tháng nên phun thêm phân bón lá: Agrostim hoặc K Humat 1 lần hoặc phun khi cây nho phát triển kém.

10. Tạo cành cấp 1, cấp 2:

 – Khi cây nho có cành vượt khỏi giàn 30-40 cm có thể tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 1.

– Tốt nhất là chọn giữ lại 2-3 cành cấp 1 khoẻ.

– Tạo cành cấp 2 khi cành cấp 1 dài khoảng 120cm, bấm ngọn cành cấp 1 chừa lại 40 cm.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tôi trồng nho chín mọng trên sân thượng Tôi trồng nho chín mọng… Cây Nho Và Kỹ Thuật Trồng Cây Nho Và Kỹ Thuật…