Cây mía Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 4)
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 4)

Author Vũ Thị Thủy, publish date Friday. March 1st, 2019

Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 4)

2.  Đối với mía gốc:

- Chỉ lưu gốc những ruộng mía có năng suất cao, ít bị sâu bệnh, tỷ lệ mất khoảng < 20%.

- Sau khi thu hoạch xong phải tiến hành vệ sinh đồng ruộng ngay. Dùng cuốc, dao để bạt (phạt) sát đất những gốc cao; loại bỏ cây mầm, cây bị sâu bệnh hay cỏ dại sót lại từ vụ trước.

- Thu hoạch khi đất khô cần che phủ ruộng mía lưu gốc bằng nguồn ngọn, lá mía; gom ngọn lá mía xung quanh ruộng vào trong ruộng để tạo khoảng cách phòng chống cháy.

- Thu hoạch khi đất đủ ẩm cần gom ngọn, lá mía từng hàng xen kẽ, kết hợp dùng trâu, bò cày xả hai bên luống để làm đứt các rễ già và xới vun luống, hoặc gom ngọn lá, mía cách 2 hàng kết hợp cày xả và xới vun luống bằng cơ giới, sau đó phủ ngọn lá mía trở lại toàn bộ mặt ruộng. Sau khi cày xả tiến hành bón phân lần 1 cho ruộng mía gốc với 100% phân lân phối trộn với 100% phân hữu cơ, 1/3 lượng phân đạm và 1/2 lượng phân kali, sau đó mới vun xới luống.

- Sau khi áp dụng các biện pháp chăm sóc mía gốc ban đầu như trên và khi thấy mía tái sinh đều, cần tiến hành kiểm tra và dặm những chỗ mất khoảng 0,8 m. Phương thức dặm tương tự như ở vụ mía tơ, nhưng phải lưu ý đảm bảo đủ ẩm cho bụi mía sau khi trồng dặm.

- Lượng phân và cách bón phân cho ruộng mía gốc:

+ Lượng bón: Tùy theo loại đất và điều kiện canh tác ở mỗi vùng mà điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp, trung bình như sau:

Loại đất trồng mía

Mức độ

thâm canh

Lượng bón (kg/ha)

Đạm (N)

Lân (P2O5)

Kali (K2O)

Đất xám cát và xám bạc màu

Cao 220 - 275 70 - 80 200 - 220
Trung bình 180 - 220 50 - 70 165 - 200
Đất cát pha Cao 220 - 260 65 - 80 180 - 200
Trung bình 160 - 220 40 - 65 160 - 180
Đất đồi (đỏ vàng) Cao 220 - 250 65 - 80 165 - 200
Trung bình 170 - 220 50 - 65 130 - 165
Đất phèn Cao 270 - 330 70 - 90 200 - 240
Trung bình 220 - 270 55 - 70 165 - 200
Đất phù sa cổ Cao 200 - 240 55 - 70 175 - 200
Trung bình 160 - 200 40 - 55 130 - 175

 

+ Kỹ thuật bón:

Lần 1: Sau thu hoạch khoảng 1 tháng (đối với đất chủ động tưới) hoặc đầu mùa mưa (đối với canh tác nhờ nước trời): Bón 100% lượng lân, 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali.

Lần 2: Khi mía bắt đầu vươn lóng hoặc sau lần thúc 1 khoảng 40-60 ngày, bón 1/2 lượng đạm và 1/2 lượng kali.

- Các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh thực hiện tương tự vụ mía tơ.

V/- THU HOẠCH

1. Xác định mía chín để thu hoạch

- Theo cảm quan khi mía chín: Lá mía sít lại, ngả màu hơi vàng nhạt, các đốt phần trên ngọn ngắn lại.

- Dùng máy kiểm tra: Lấy mẫu ngẫu nhiên đem phân tích, khi mía đạt CCS ³ 9,0% mới bắt đầu thu hoạch.

- Theo loại mía: Mía gốc thu hoạch trước, mía tơ thu hoạch sau.

- Theo loại giống: Giống chín sớm thu hoạch trước, rồi đến giống chín trung bình và cuối cùng là giống chín muộn.

2. Ước lượng năng suất, chất lượng mía trước thu hoạch

- Năng suất mía thu hoạch lý thuyết (tấn/ha) được xác định bằng công thức:

Năng suất mía thu hoạch lý thuyết (tấn/ha) = Mật độ cây hữu hiệu (1.000 cây/ha) x khối lượng cây trung bình (kg/cây).

Trong đó, mật độ cây hữu hiệu và trọng lượng cây được xác định bằng việc lấy mẫu trung bình ngoài đồng ruộng.

- Ước lượng chất lượng mía trước thu hoạch:

+ Sử dụng Brix kế cầm tay, xác định độ Brix (Bx%) của mía. Khi đó có thể ước lượng được chữ đường (CCS%) bằng công thức:

+ Lấy mẫu mía đem phân tích trong phòng có thể xác định được chính xác chữ đường (CCS%).

3. Chặt và vận chuyển mía sau thu hoạch

- Yêu cầu khi thu hoạch: Phải chặt sát gốc, không dập gốc, chặt ngọn ló “mặt trăng”. Róc sạch rễ lá, đạt tiêu chuẩn mía nguyên liệu.

- Dụng cụ thu hoạch: Sử dụng dao hoặc rìu chặt mía chuyên dùng, được mài sắc trước mỗi lần sử dụng.

-  Mía được làm sạch tạp chất (lá, bẹ, rễ…) bó thành từng bó từ 10-15 kg và gom thành từng đống 30-50 bó nhằm giúp quá trình bốc xếp thuận lợi.

- Thu hoạch xong nên dùng bạt che phủ tránh nắng bốc hơi, giảm lượng đường và phải vận chuyển ngay đến nơi chế biến trong vòng 24 giờ.

- Hạn chế các phương tiện vận chuyển đi vào các ruộng mía lưu gốc.

- Thời gian thu hoạch mỗi ruộng mía không quá 5 ngày tạo sự nảy mầm đồng đều để dễ chăm sóc mía gốc.

- Sử dung vi sinh vật phân hủy lá mía hoặc tủ gốc để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và tăng hữu cơ cho đất./.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kinh nghiệm canh tác mía năng suất, chất lượng cao Kinh nghiệm canh tác mía… Quy trình kỹ thuật trồng thâm canh mía đường công nghiệp (Phần 3) Quy trình kỹ thuật trồng…