Tin nông nghiệp Quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

Author PGS.TS. Mai Thành Phụng, publish date Monday. March 16th, 2020

Quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu

Với nông dân, việc sản xuất thông minh, chính là liên kết, tiếp thu, áp dụng các qui trình kỹ thuật canh tác tiến bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn canh tác.

Trong bối cảnh hiện nay, sản xuất nông nghiệp thông minh không chỉ đảm bảo tăng thu nhập cho người sản xuất mà còn phải góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, cải thiện môi trường theo hướng “sản xuất nhiều hơn” với đầu tư ít hơn để góp phần tạo nên một nền “Nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có và nông thôn văn minh”.

Với nông dân, việc sản xuất thông minh, chính là liên kết, tiếp thu, áp dụng các qui trình kỹ thuật canh tác tiến bộ đã được các nhà khoa học nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn canh tác.

“1 phải” là sử dụng giống xác nhận. “6 giảm” giảm lượng giống, giảm bón thừa phân đạm, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm phát thải khí nhà kính.

Bước 1. Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất ít nhất 3 tuần giữa 2 vụ, trang bằng mặt ruộng, trục trạc và đánh bùn thật nhuyễn giúp hạn chế cỏ dại và quản lý nước được tốt hơn. Đánh rãnh nước trước khi gieo sạ.

Bước 2. Sử dụng hạt giống lúa cấp xác nhận để gieo sạ.

Lợi ích của việc sử dụng giống có phẩm cấp.

Cần xử lý hạt giống bằng dung dịch nước muối 15%.

Cần kiểm soát độ nảy mầm của giống trước khi gieo sạ.

Chú ý: Chọn giống lúa cứng cây (kháng đổ ngã), chịu phèn, chịu mặn, chịu hạn, có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích nghi với vùng sinh thái địa phương.

Bước 3. Gieo sạ theo hàng (80kg giống/ha), hàng cách hàng 30cm; Gieo sạ thưa (80kg giống/ha) bằng máy phun hạt giống. Phương châm: Gieo sạ đồng loạt, tập trung, né rầy theo bẫy đèn và con nước (thủy văn).

Bước 4. Quản lý nước tưới (theo quy trình mới, giảm phát thải khí nhà kính).

- Mỗi ruộng nên đặt ống nước tại nơi có độ cao trung bình (hướng dẫn cách đặt ống nước).

- Sau khi sạ: chắt nước cho thật ráo chỉ để đủ ẩm, tránh chết vũng.

- Giai đoạn sau sạ đến 7-10 ngày: + Cần đưa nước vô sau khi xịt thuốc cỏ 1-2 ngày. + Đưa nước vô lấp xấp (-5cm) đủ để bón phân đợt 1 – giữ nước cho lúa đẻ nhánh.

- Giai đoạn 18-22 NSS: Bón phân đợt 2.

Cắt nước trước thu hoạch: 7-10 ngày (ruộng bình thường), ruộng trũng 18-20 ngày, ruộng gò: 5-7 ngày

Bước 5. Phòng trừ dịch hại theo IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp).

FPR (nông dân tham gia làm thí nghiệm): Không phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 40 ngày.

Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết theo hướng: sinh học, đặc trị , bảng độc thấp, luân phiên thuốc, sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng. Khuyến khích sử dụng các chế phẩm hữu cơ, sinh học…

Bước 6. Bón phân cân đối, hợp lý theo 4 đúng.

Công thức phân bón cho lúa ở ĐBSCL: NPK: 80-90N/40-60P2O5/30-60K2O.

- Nguyên tắc bón đạm: Nặng đầu nhẹ cuối, có gia giảm theo thực trạng cây lúa.

- Nguyên tắc bón lân: Bón sớm, tập trung bón lót, đợt 1, đợt 2.

- Nguyên tắc bón kali: Tập trung cho đợt đón đòng, bổ sung cho đợt 1 (nếu cần).

- Sự khác biệt giữa bón phân vụ ĐX và vụ HT (HT cần bón sớm và rất cần đợt bón lót phân Đầu Trâu mặn phèn).

- Bón kết hợp phân bón gốc + phân bón lá.

- Bón kết hợp đa lượng NPK + trung vi lượng (TE): Ca, Mg, Silic + B, Zn.

- Bón lót bằng Đầu Trâu Mặn Phèn, bón thúc bằng Đầu Trâu TE-A1 (đợt 1, đợt 2) và thúc đòng bằng Đầu Trâu TE-A2. Bón vá áo bằng DAP – Avail và Đạm vàng Đầu Trâu 46A+.

Ngày bón phân đón đòng do ruộng lúa quyết định. Sau khi rút nước giữa vụ (từ 30-40 ngày sau sạ), lúa sẽ chuyển màu từ xanh đậm sang xanh lợt và sang màu vàng tranh, chờ cho đến khi có ít nhất 2/3 miếng ruộng chuyển sang màu vàng tranh, bóc đòng lúa kiểm tra thấy có tim đèn nhú ra khoảng 1-2mm thì cho nước vào và bón phân đợt 3. Ngày bón phân dứt khoát phải chờ khi lúa có tim đèn nhú ra từ 1-2mm.

Tùy vào màu sắc của đám ruộng, bón Đầu Trâu TE A2 (17%N-4%P2O5-21%K2O- 2%SiO2).

Chỗ lúa chuyển vàng: bón 120-140kg/ha Đầu trâu TE A2. Chỗ lúa xanh lợt: bón 80-100kg/ha Đầu trâu TE A2. Chỗ lúa xanh đậm (lúa tốt, chỗ trũng, chỗ gần nhà, tàng cây che bóng..): Hoàn toàn không bón đạm chỉ bón 50-70 kg KCl/ha

Thu hoạch đúng độ chín (85-90%). Sử dụng máy gặt đập liên hợp để giảm thất thoát. Bán lúa tươi ngay sau khi thu hoạch. Phơi và sấy – lưu ý công nghệ sấy mới: Lò sấy tĩnh vỉ ngang công suất lớn 30-50 tấn/mẻ đang có triển vọng tốt ở ĐBSCL.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Rốt ráo phòng chống bệnh khảm lá sắn Rốt ráo phòng chống bệnh… Tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa Tập trung phòng trừ bệnh…