Chôm chôm Phương pháp trồng và chăm sóc chôm chôm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phương pháp trồng và chăm sóc chôm chôm

Author Kim Phương, Đình Huệ, Thanh Vũ, Phan Thanh Cường, publish date Thursday. June 14th, 2018

Phương pháp trồng và chăm sóc chôm chôm

Chôm chôm là loại cây ăn trái, thích hợp với những vùng có khí hậu nóng ẩm, ưa đất thịt, cát pha hay sét, tầng canh tác dầy, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Chôm chôm trồng vào đầu mùa mưa là tốt nhất (khoảng tháng 4 - 6).

- Chọn giống:

Hiện có rất nhiều giống chôm chôm như: chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường… Nhân giống chôm chôm bằng hột, bằng phương pháp chiết nhánh hoặc trồng bằng cây ghép.

- Chuẩn bị đất:

Chôm chôm được trồng trên luống (liếp). Luống có chiều rộng từ 7 - 10 m, chiều cao mặt luống tùy thuộc vào độ cao của từng vùng. Nếu đất thấp thì vun mô khi trồng. Ðất làm mô được trộn với phân chuồng hoai mục hoặc phân cá và 0,3 kg super lân

Chôm chôm sạch, an toàn đem lại hiệu quả kinh tế cao

- Cách trồng:

Ðặt cây vào giữa mô đất, lấp đất ngang mặt bầu, không nén đất quá chặt làm đứt rễ cây. Khoảng cách tốt nhất giữa các cây là 6 m x 8 m hoặc 6 m x 6 m. Sau khi trồng tưới thật đẫm, che mát và trồng cây chắn gió cho vườn chôm chôm. Cắm cọc cột cây mới trồng để tránh đổ, ngã.

- Làm cỏ, tủ gốc, bồi đất cho mô:

Làm cỏ thường xuyên kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây. Sau khi trồng 6 tháng, bồi thêm đất cho mô. Hàng năm đắp mô cho rộng ra

Cần thu hoạch chôm chôm kịp thời khi trái bắt đầu chín

- Tưới tiêu:

Cần cung cấp đủ nước cho cây vào giai đoạn cây con, cây đang phát triển lá, ra hoa, đậu trái và phát triển trái. Tránh để ngập úng trong vườn chôm chôm.

Kiểm tra cây trồng thường xuyên để loại bỏ cành bị sâu hại

- Tỉa cành:

Tạo khung tán khi cây còn nhỏ. Sau khi thu hoạch, cắt bỏ những cành đã cho trái, cành giao tán, cành sâu bệnh…

- Bón phân:

Chôm chôm là loại cây cần nhiều đạm và kali. Năm đầu tiên bón 0,2 kg Urê và 0,1 kg KCl/cây chia làm 2 lần. Năm thứ 2 và thứ 3: Bón 0,3 - 0,4 kg Urê và 0,3 kg KCl/cây... Ngoài ra, sử dụng các loại phân bón

qua lá để cung cấp thêm các nguyên tố vi lượng cho cây vào các giai đoạn sau khi tỉa cành, đậu trái…


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chôm chôm cho quả sai trĩu Kỹ thuật trồng và chăm… Phòng trừ bệnh phấn trắng gây hại chôm chôm Phòng trừ bệnh phấn trắng…