Mô hình kinh tế Phòng Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Cần Chủ Động Hơn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phòng Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Cần Chủ Động Hơn

Publish date Wednesday. October 15th, 2014

Phòng Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Cần Chủ Động Hơn

Trong nhiều năm gần đây, tình hình dịch bệnh đối với nghề nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh diễn ra hết sức phức tạp, mặc dù ngành chức năng tích cực lấy mẫu xét nghiệm, đưa ra khuyến cáo đối với người nuôi để giảm bớt thiệt hại song các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiện nay còn gặp không ít khó khăn.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi thuỷ sản toàn tỉnh là trên 20.100ha; trong đó, nuôi nước mặn lợ 16.730ha; nuôi nước ngọt 3.370ha và hơn 8.000 ô lồng.

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh đã xảy ra và gây thiệt hại nghiêm trọng đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại các địa phương: Quảng Yên, Tiên Yên, Móng Cái... với diện tích mắc bệnh 634ha. Cùng với đó tại Vân Đồn, Hải Hà vẫn xảy ra tình trạng tu hài và cá song chết rải rác.

Qua kết quả các mẫu xét nghiệm của cơ quan chức năng, tôm nuôi tại các địa phương nói trên đã mắc các loại bệnh, như: Đốm trắng, MBV (bệnh còi tôm), hoại tử gan tụy đầu vàng, taura... Ngay khi kiểm tra, phát hiện dịch bệnh, cơ quan thú y đã cấp phát thuốc khử trùng tiêu độc cho các địa phương để khử trùng, vệ sinh nguồn nước ao nuôi, khuyến cáo người nuôi các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tránh lây lan.

Tuy nhiên, hầu hết các ao nuôi có tôm mắc bệnh đều không chữa khỏi và tiếp tục lây lan; phần lớn các vùng nuôi có ao nuôi mắc bệnh đều bị thiệt hại nặng. Đặc biệt, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đã gây thiệt hại trầm trọng cho người nuôi tu hài ở Vân Đồn và Đầm Hà.

Vụ nuôi xuân hè năm 2012 - 2013, tại Vân Đồn, đã có gần 700 hộ dân và các doanh nghiệp nuôi tu hài có tu hài chết với số lượng thống kê của địa phương lên tới gần 200 triệu giống cấp 2, ước thiệt hại trên 200 tỷ đồng. Tại Đầm Hà, 52.000 ô lồng nuôi tu hài của bà con nông dân cũng bị chết.

Qua kiểm tra, tu hài có hiện tượng sưng vòi, không co được vòi, rìa vỏ thâm đen, chết hàng loạt. Chi cục Thú y đã tiến hành thu 6 mẫu, kết quả 6/6 mẫu dương tính với vi khuẩn Vibrio spp và nội ký sinh Perkinsus spp (Vân Đồn: 4 mẫu, Đầm Hà: 2 mẫu). Mặc dù ngành chức năng và địa phương đã khuyến cáo dừng nuôi tu hài song vụ nuôi năm nay, người dân và các doanh nghiệp vẫn tiếp tục nuôi, tình trạng tu hài sưng vòi, chết hàng loạt vẫn xảy ra.

Ông Đỗ Tờ, Giám đốc Công ty TNHH Đỗ Tờ cho biết: Liên tục trong mấy năm nay, dịch bệnh trên tu hài đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương. Việc tu hài chết hàng loạt mà chưa tìm ra nguyên nhân khiến người nuôi thiệt hại nặng nề và lúng túng trong việc tiếp tục phát triển nghề nuôi.

Từ tháng 4-2012, khi dịch bệnh trên tu hài gây thiệt hại tại vùng nuôi Vân Đồn, vụ nuôi sau Công ty đã sử dụng tu hài giống tự nhiên để sản xuất thử, đồng thời kết hợp với nuôi ngao nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra; tỷ lệ tu hài sống chỉ đạt 5-7 con/lồng. Hiện doanh nghiệp đã chuyển hẳn sang nuôi một số giống ngao mới để từng bước thay thế con tu hài.

Cũng theo một số hộ nuôi tu hài tại Vân Đồn, do nhu cầu lớn về con giống nên người nuôi chủ yếu mua giống về từ Nha Trang hoặc nhập về từ Trung Quốc; một số hộ nuôi lấy nguồn giống này tự lai giống đến thế hệ F3, F4 khiến sức đề kháng của con giống yếu, ảnh hưởng tới chất lượng nghề nuôi.

Theo kết quả chẩn đoán ban đầu của ngành chức năng, tu hài chết là do vi rút Perkinsus sp. Tuy nhiên, tại hội thảo xác định nguyên nhân gây chết tu hài và khôi phục nghề nuôi do Tổng cục Thuỷ sản tổ chức tại Hạ Long vào cuối tháng 8 vừa qua thì Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I lại cho rằng tu hài chết không phải do vi rút Perkinsus sp mà do một loại vi rút gây sưng vòi cộng thêm với độ pH, độ mặn gây chết. Bên cạnh đó là do kỹ thuật nuôi, quy hoạch vùng nuôi và việc kiểm soát con giống là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới dịch bệnh trên tu hài.

Hiện nay, nguồn giống tu hài chưa được kiểm soát nên cần nhanh chóng kiểm soát chặt chẽ nguồn giống, có phương pháp chẩn đoán vi rút. Giải pháp lâu dài là phải có chiến lược đối với đàn tu hài bố mẹ có khả năng kháng bệnh cao, thích ứng tốt với môi trường nuôi.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Duy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho rằng: Việc phát triển quá nhanh, thiếu kiểm soát về con giống là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tu hài nói riêng. Trước mắt cần sớm đưa ra kết luận chẩn đoán dịch bệnh đối với tu hài.

Về lâu dài, các viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản cần nghiên cứu, tạo ra giống tu hài có sức đề kháng tốt với môi trường, khả năng kháng bệnh cao; xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn đáp ứng nhu cầu nghề nuôi hiện nay.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bình Định Tái Diễn Tình Trạng “Xí Phần” Nuôi Trồng Thủy Sản Trên Đầm Thị Nại Bình Định Tái Diễn Tình… Thừa Thiên - Huế Thả Cả Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá Tam Giang - Cầu Hai Thừa Thiên - Huế Thả…