Trồng lúa Phân loại lúa theo các đặc tính - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phân loại lúa theo các đặc tính - Phần 2

Author Nguyễn Ngọc Đệ. PhD, publish date Friday. January 12th, 2018

Phân loại lúa theo các đặc tính - Phần 2

4. Theo điều kiện môi trường canh tác 

Dựa vào điều kiện môi trường canh tác, đặc biệt là nước có thường xuyên ngập ruộng hay không, người ta phân biệt nhóm lúa rẫy (upland rice) hoặc lúa nước (lowland rice). Trong lúa nước người ta còn phân biệt lúa có tưới (irrigated lowland rice), lúa nước trời (rainfed lowland rice), lúa nước sâu (deepwater rice), hoặc lúa nổi (floating rice) (Hình 2.4).  

Tùy theo đặc tính thích nghi với môi trường, người ta có lúa chịu phèn, lúa chịu úng, lúa chịu hạn, lúa chịu mặn…  

Tuỳ theo chế độ nhiệt khác nhau, người ta cũng phân biệt lúa chịu lạnh (các giống japonica), lúa chịu nhiệt (các giống indica).

Hình 2.4. Phân loại lúa trên thế giới theo địa hình và chế độ nước (De Datta, 1981)

5. Theo đặc tính sinh hóa hạt gạo 

Tùy theo lượng amylose trong tinh bột hạt gạo, người ta phân biệt lúa nếp và lúa tẻ. Ta biết rằng tinh bột có 2 dạng là amylose và amylopectin. Hàm lượng amylopectin trong thành phần tinh bột hạt gạo càng cao tức hàm lượng amylose càng thấp thì gạo càng dẻo. T .T Chang (1980) đã phân cấp gạo dựa vào hàm lượng amylose như bảng 2.3

Bảng 2.3. Phân loại gạo dựa vào hàm lượng amylose trong tinh bột

Cấp Hàm lượng Amylose (%) Loại gạo
0 <3.0 Nếp
1 3.1 – 10.0 Rất thấp (gạo dẽo)
3 10.1 – 15.0 Thấp (dẽo)
5 15.1 – 20.0 Trung Bình (hơi dẽo)
7 20.1 – 25.0 Cao – Trung bình
9 25.1 – 30.0 Cao

Nguồn: Chang, 1980

Người ta phân biệt hai nhóm này dựa vào phản ứng ăn màu đối với dung dịch potassium iodide iodine (lg potassium iodide + 0,3g iodine trong 100 ml nước), bột gạo nếp sẽ nhuộm màu nâu đỏ của dung dịch và bột gạo tẻ sẽ có màu xanh thẩm do sự ăn màu của amylose. 

6. Theo đặc tính của hình thái 

Dựa vào đặc tính hình thái của cây lúa, người ta còn phân biệt theo: 

- Cây: cao (>120 cm) – trung bình (100 – 120 cm) – thấp (dưới 100 cm). 

- Lá: thẳng hoặc cong rủ, bản lá to hoặc nhỏ, dầy hoặc mỏng. 

- Bông: loại hình nhiều bông (nở bụi mạnh) hoặc to bông (nhiều hạt), dạng bông túm hoặc xòe, cổ bông hở hoặc cổ kính (tùy theo độ trổ của cổ bông so với cổ lá cờ), khoe bông hoặc giấu bông (tùy theo chiều dài và gốc độ lá cờ hay lá đòng và tùy độ trổ của bông ra khỏi bẹ lá cờ), dầy nách hay thưa nách (tùy độ đóng hạt trên các nhánh gié của bông lúa). 

- Hạt lúa: dài, trung bình hoặc tròn (dựa vào chiều dài và tỉ lệ dài/ngang của hạt lúa). 

- Hạt gạo: gạo trắng hay đỏ hoặc nâu, tím (màu của lớp vỏ ngoài hạt gạo); có bạc bụng hay không; dạng hạt dài hay tròn. Các đặc tính này rất quan trọng ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm của gạo trên thị trường trong và ngoài nước

Bảng 2.4. Phân loại dựa vào chiều dài hạt gạo và tỷ lệ dài/ngang 

Loại hạt Theo FAO đối với gạo trắng Theo USDA đối với gạo lức Theo IRRI đối với gạo lức
Theo chiều dài hạt (mm)
Rất dài > 7.00 - > 7.50
Dài 6.00 – 6.99 6.6 – 7.5 6.61 – 7.50
Trung bình – 5.99 5.5 – 6.6 5.51 – 6.60
Ngắn < 5.00 < 5.5 < 5.50
Theo tỉ lệ dài/ngang
Thon dài > 3.0 > 3.0 > 3.0
Trung bình - 2.1 – 3.0 2.1 – 3.0
Mập 2.0 – 3.0 < 2.1 1.1 – 2.0
Tròn < 2.0 - < 1.1

Như vậy, sau quá trình diễn biến lâu dài và phức tạp lúa hoang đã được thuần hóa thành lúa trồng và lúa trồng đã hình thành nhiều loại hình sinh thái khác nhau từ loại hình đa niên sang hằng niên; từ vùng nhiệt đới nóng ẩm đến những vùng á nhiệt đới và ôn đới; từ vùng đất ngập sâu, đầm lầy lên những vùng cao đất dốc và thường xuyên bị khô hạn; từ dạng lúa tẻ cứng cơm, nở nhiều sang loại hình lúa nếp, dẽo và ít nở; từ dạng cao cây, dài ngày, quang cảm sang loại hình thấp cây, ngắn ngày, không quang cảm. Đó là cả một quá trình chuyển biến của cây lúa để thích nghi và tồn tại trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau và luôn biến đổi. Đó cũng là kết quả của một qúa trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo hết sức tích cực do tác động của môi trường và con người. Hiểu biết điều này sẽ rất hữu ích cho công tác cải tiến giống lúa hiện tại và tương lai.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thục Hưng 12, giống lúa lai chất lượng Thục Hưng 12, giống lúa… Phân loại lúa theo các đặc tính - Phần 1 Phân loại lúa theo các…