Mô hình kinh tế Phân lân nung chảy cho lúa trên đất chua phèn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Phân lân nung chảy cho lúa trên đất chua phèn

Publish date Saturday. November 7th, 2015

Phân lân nung chảy cho lúa trên đất chua phèn

Đất phèn ĐBSCL

Trong số 8 nhóm đất của ĐBSCL thì nhóm đất phèn chiếm diện tích khoảng 1,6 triệu ha, bằng 42,75% tổng diện tích đất của cả vùng.

Đất phèn được chia làm 2 loại là đất phèn tiềm tàng và và đất phèn hoạt động.

Đất phèn tiềm tàng có khoảng 421 nghìn ha, đất được hình thành do sự có mặt của tầng sinh phèn (Sulfidic Horizon), là tầng tích lũy vật liệu chứa phèn, là tầng sét và tầng hữu cơ ngập nước, thường ở trạng thái yếm khí có chứa SO3 trên 1,7% (tương đương với 0,75% S).

Đất phèn tiềm tàng có thể khai thác để trồng lúa, nuôi tôm…

Đất phèn hoạt động có khoảng gần 1,178 triệu ha, được hình thành do có tầng phèn là một dạng tầng B xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển từ đất phèn tiềm tàng, tập trung chủ yếu là khoáng Jarosit dưới dạng đốm, vệt vàng rơm; có pH thường dưới 3,5.

Tầng phèn thường được gọi là tầng Jarosit, là tầng chỉ thị cho đất phèn hoạt động.

Trên loại đất này trồng lúa với kinh nghiệm “ém phèn” tức là: “Cày nông bừa sục, giữ nước liên tục, tháo nước thường kỳ”.

Trong nghiên cứu về đặc điểm lân và các biện pháp nâng cao hiệu quả phân lân cho lúa trên đất phèn ĐBSCL, nhiều nhà khoa học đã kết luận lân là một yếu tố hạn chế hàng đầu trong các yếu tố dinh dưỡng đa lượng đối với lúa trên đất phèn.

Vì vậy mà liều lượng bón lân càng tăng thì năng suất càng cao, nhóm lân chậm tan có hiệu lực cao hơn nhóm lân dễ tan.

Yêu cầu sử dụng phân bón trên đất phèn

Hiện nay, việc áp dụng quy trình kỹ thuật “Thâm canh tổng hợp” trong SX lúa cao sản rất phổ biến, đặc biệt áp dụng tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như là một giải pháp chính trong chỉ đạo SX lúa ở ĐBSCL.

Vai trò của phân bón hết sức quan trọng trong thâm canh tăng năng suất lúa.

Trong 3 nguyên tố phân đa lượng N, P, K trong thâm canh lúa thì N góp phần làm tăng năng suất khoảng 40 - 45%, P góp phần khoảng 20 - 30% và K góp phần khoảng 5 - 10%.

Cây lúa phản ứng rất tốt với phân đạm, tuy nhiên chúng phụ thuộc rất nhiều tới điều kiện thời tiết khí hậu và môi trường đất đai.

Đối với đất phèn ở vùng Tứ giác Long Xuyên, tây sông Hậu và Đồng Tháp Mười, phân đạm được khuyến cáo bón thấp hơn so với vùng phù sa.

Vụ đông xuân bón 80 - 100 kg N/ha và vụ hè thu bón 60 - 80 kg N/ha.

Ngoài hai vùng lúa chính này, một phần nhỏ diện tích lúa ở ven biển từ Long An đến Cà Mau chủ yếu trồng lúa mùa, lượng đạm khuyến cáo bón khoảng 30 - 50 kg N/ha.

Phân lân được khuyến cáo bón trong khoảng 40 - 80 kg P2O5/ha sẽ cho năng suất cao và hiệu đầu tư cao.

Bón thấp hơn mức này năng suất sẽ bị ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả phân đạm.

Bón cao hơn năng suất cũng không tăng thêm.

Tùy theo đất, lân cho lúa được khuyến cáo bón khác nhau.

Đối với đất phèn lượng bón khoảng 60 - 80 kg P2O5/ha.

Lân được khuyến cáo bón lót trước khi sạ nếu là phân lân khó tan như lân nung chảy và bón thúc khoảng 7 - 10 ngày sau sạ (NSS) nếu là phân dễ tan như DAP, lân supe.

Trên đất phèn, do độc tố sắt, nhôm cao cho nên phân lân còn được khuyến cáo bón thêm một lần tiếp theo vào khoảng 25 NSS.

Nhu cầu phân lân trong vụ hè thu thường cao hơn vụ đông xuân, vì đầu vụ hè thu nắng nóng và khô hạn lân bị cố định cho nên lân dễ tiêu trong đất rất thấp không đáp ứng đủ nhu cầu của cây.

Ngược lại trong vụ đông xuân đầu vụ đất ngập nước suốt 3 tháng trước khi vào vụ, lân dễ tiêu được phóng thích nhiều trong điều kiện ngập nước cho nên cung cấp được nhiều hơn.

Nhu cầu lân từ đầu vụ là rất lớn, thiếu lân hoặc bón trễ, cây phát triển chậm và làm giảm năng suất.

Vì vậy, trong vụ hè thu phải bón nhiều lân hơn và bón sớm để cung cấp đủ nhu cầu của cây ngay từ giai đoạn đầu.

Hiệu lực của kali đối với lúa ở ĐBSCL thể hiện không rõ.

Hiện nay kali được khuyến cáo bón ở liều lượng 30 - 50 kg K2O/ha.

Ở liều lượng này chỉ mới đáp ứng duy trì hàm lượng kali trong đất.

Sử dụng phân lân nung chảy Lâm Thao

Với lợi thế là đơn vị duy nhất ở Việt Nam SX được cả supe lân và lân nung chảy, đồng thời sử dụng phối hợp cả hai loại phân lân này để SX phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao nên phân bón NPK-S Lâm Thao không những phù hợp với các vùng đất trung tính mà còn phù hợp và cải tạo các vùng đất chua, đất phèn, đất chiêm trũng tại các tỉnh như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa và các tỉnh ĐBSCL.

Để đáp ứng đầy đủ, cân đối nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng ở từng thời kỳ sinh trưởng trên từng vùng đất khác nhau, dưới đây là liều lượng, tỷ lệ và thời kỳ bón phân lân nung chảy và phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao cho lúa.

Lượng phân bón kg/ha cho lúa trên đất chua, phèn ĐBSCL

Loại phân

Bón lót

(trước khi sạ)

Bón thúc lần 1

(sau khi sạ

10 - 12 ngày)

Bón thúc lần 2

(sau khi sạ

18 - 20 ngày)

Bón thúc lần 3

(sau khi sạ

40 - 45 ngày)

Phân chuồng

5.000 - 6.000

Lân nung chảy + (40 - 60 kg urê)

300 - 350

NPK-S12.5.10-14

160 - 200

260 - 300

160 - 200

Chúc bà con nông dân và các doanh nghiệp trồng lúa trên đất chua, phèn vùng ĐBSCL đạt năng suất và chất lượng lúa cao khi sử dụng phân lân nung chảy Lâm Thao.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sóc Trăng lắp đặt 3.600 bể biogas Sóc Trăng lắp đặt 3.600… Trồng bắp non cho bò sữa Trồng bắp non cho bò…