Mô hình kinh tế Ồ Ạt Trồng Cây Công Nghiệp
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Ồ Ạt Trồng Cây Công Nghiệp

Publish date Tuesday. October 18th, 2011

Ồ Ạt Trồng Cây Công Nghiệp

Giá cà phê, hồ tiêu, cao su ... thời gian qua liên tục biến động theo hướng tăng mạnh đã khiến người dân ở nhiều tỉnh Tây Nguyên đua nhau mở rộng diện tích, chuyển đổi cây trồng bất chấp khuyến cáo, quy hoạch.

Ồ ạt chuyển đổi

Chúng tôi về huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), dù nơi đây là vùng cao, vùng sâu, đất đồi dốc thế nhưng ở nhiều xã như Mỹ Đức, Đạ Ban, Quốc Oai, Hà Đông... người dân đang thi nhau chuyển từ điều hoặc cây ăn quả sang trồng cao su. Ông Ngô Quốc Doanh ở thôn 5 (Hà Đông) cho biết: Dù năm nay giá điều tăng từ 50- 70% so với năm ngoái, nhưng ở khu vực này người dân vẫn ồ ạt chặt bỏ để trồng cao su vì ai cũng bảo đó là cây đẻ ra vàng…trắng.

 

Nhiều diện tích điều đã bị chặt hạ để trồng cao su

Thậm chí, nhiều diện tích đất trồng lúa cũng đã được chuyển sang trồng cao su. “Cơn lốc” trồng cao su mạnh đến nỗi trước đây, khi chúng tôi hỏi người dân về cây cao su là cây gì thì phần lớn trả lời chỉ mới nghe mà chưa thấy, nhưng nay thì nhiều người đã tỏ ra thành thạo, tại nhiều xã ở Đạ Tẻh đã mọc lên nhiều vựa bán cây giống cao su.

Đáng nói, nhiều diện tích được xem là “rừng nghèo kiệt” cũng đang nhanh chóng được cấp cho DN để chuyển sang trồng cây công nghiệp. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, chỉ riêng địa bàn xã Mỹ Đức đã có nhiều ngàn ha “rừng nghèo kiệt” được giao cho các DN như: Cty Kim Minh Đạt được giao 420 ha, Cty Cao su Hoàng Thịnh được giao 480 ha, Cty CP Cao su Đạ Tẻh được giao 1.000 ha, Cơ sở đũa Hồng Nhung được giao 47ha, Cty Du lịch Sinh thái Minh Nhật được giao hơn 500 ha. Ngoài ra, Công an huyện Đạ Tẻh cũng được giao…60 ha để trồng cao su.

Khác với Lâm Đồng, tại Đắk Nông người dân nơi đây ngoài trồng cao su còn đổ xô trồng cà phê và hồ tiêu. “Đại gia cà phê” Trần Văn Dương ở thôn 4, xã Đăk Nia, TX Gia Nghĩa cho biết: Năm nay giá cao su, cà phê và tiêu tăng mạnh nên người dân đang ồ ạt mở rộng diện tích. Tại các huyện như Cư Jut, Đăk Song, Đăk Mil, Tuy Đức, diện tích cà phê chuyển đổi tự phát đang tăng từng ngày. 

 

Cây cao su đang mọc ngay trên đất rừng ở xã Mỹ Đức, Đạ Tẻh, Lâm Đồng

Ngay bản thân anh Dương, nhờ vụ cà phê và tiêu vừa rồi “trúng quả”, cùng với tích cóp nhiều năm qua anh đã mua một lúc 20ha để trồng cà phê và tiêu. Chỉ vào một vườn cao su mới xuống giống, anh Dương cho biết, trước kia đây là vườn điều, nhưng do cây điều cho thu nhập không bằng cao su nên người dân đang thi nhau đốn bỏ.

Bất chấp khuyến cáo

Theo báo cáo của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Tây Nguyên, hiện nay do giá cà phê, hồ tiêu tăng cao nên nhiều hộ dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã mở rộng diện tích trồng cà phê, hồ tiêu... không theo quy hoạch, kế hoạch.

Trong mùa mưa này, ước tính người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đã trồng mới thêm hàng chục ngàn ha cà phê, hồ tiêu, cao su.Riêng diện tích cà phê thời gian qua đã tăng thêm 16.000 ha, đưa tổng diện tích cà phê toàn vùng đến trên 498.365 ha. Trong đó tỉnh Lâm Đồng có 143.000 ha, Đăk Lăk trên 192.000 ha, Đăk Nông trên 78.000 ha...

 

Cà phê đang được người dân xuống giống ồ ạt ở nhiều tỉnh Tây Nguyên

"Điều đáng báo động, do chạy theo phong trào, nhiều nông dân đã sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc, không đạt chuẩn, nhiễm bệnh. Hậu quả của việc sử dụng giống không có nguồn gốc chắc chắn sẽ rất lớn, và thực tế cũng cho thấy nhiều vùng cà phê, hồ tiêu, cao su của các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk thời gian qua đã bị nhiễm bệnh chết hàng loạt "

Điều đáng nói, theo quy hoạch của ngành cà phê Việt Nam, để phát triển cà phê bền vững, đến năm 2015, diện tích cà phê các tỉnh Tây Nguyên cần giảm xuống còn 470.000 ha và đến năm 2020 tiếp tục giảm chỉ còn 459.500 ha. Toàn bộ diện tích cà phê này duy trì ổn định trong vùng sinh thái thuận lợi, đầu tư thâm canh đồng bộ để đạt sản lượng xấp xỉ 1 triệu tấn cà phê nhân với chất lượng đảm bảo xuất khẩu, chiếm 90% sản lượng cà phê của cả nước. Tây Nguyên cũng được xác định là địa bàn trọng điểm phát triển ngành cà phê của Việt Nam.

Bên cạnh cây cà phê, cây hồ tiêu, cao su cũng đã có định hướng, quy hoạch. Tuy nhiên, bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng, các hộ dân vẫn tự ý phát triển cà phê, hồ tiêu, cao su không theo quy hoạch, kế hoạch, nhất là đưa vào trồng ở những vùng đất không thích hợp, không chủ động được nguồn nước. Thậm chí, nhiều vùng, người dân còn phá rừng tự nhiên, chuyển đất gò đồi, sỏi đá vào trồng cà phê, cao su.

Ngay tại huyện Cư Jút (Đăk Nông), Ma Đ’Rắk, Ea Súp (Đăk Lăk) có tầng đất mỏng, đất sỏi đá, đất pha cát dễ bị ngập úng, không thích hợp với cây cà phê nhưng các hộ dân vẫn chuyển đổi, phát triển ồ ạt.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tôm Thẻ Chân Trắng Tôm Thẻ Chân Trắng "Lên… 4 Giống Khoai Tây Tốt 4 Giống Khoai Tây Tốt