Tin nông nghiệp Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 10 - 16/9)
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 10 - 16/9)

Author Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật, publish date Wednesday. September 11th, 2019

Những dịch bệnh hại cần chú ý trong tuần (từ 10 - 16/9)

Tại các tỉnh Bắc bộ, sâu cuốn lá nhỏ non tiếp tục hại. Sâu đục thân 2 chấm non gây bông bạc trên trà lúa trỗ sau 5/9. 

Trên lúa

Các tỉnh Bắc bộ: Rầy nâu - rầy lưng trắng hại diện rộng trên các trà lúa. Bệnh lùn sọc đen hại rải rác trên lúa giai đoạn phát triển đòng. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn hại tăng. Chuột, bọ xít dài, bệnh khô vằn, bệnh vàng lụi, lúa cỏ... tiếp tục hại.

Các tỉnh Bắc Trung bộ: Chuột gây hại trên lúa lúa Mùa giai đoạn đòng trỗ. Bệnh khô vằn hại trên trà lúa Mùa. Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá… hại nhẹ trên lúa Mùa giai đoạn đòng trỗ.

Các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Rầy nâu, rầy lưng trắng, lem lép thối hạt, khô vằn... hại trên lúa Hè Thu, lúa Mùa giai đoạn trỗ - chín. Bệnh đạo ôn lá, cổ lá + cổ bông gây hại lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân... gây hại trên lúa vụ 3, vụ Mùa.

Các tỉnh Đông Nam bộ và ĐBSCL: Dự báo trong tuần tới sẽ có đợt rầy cám nở rộ. Khi thấy rầy nâu tuổi 2-3 với mật số cao tiến hành xử lý bằng một trong số những loại thuốc chống lột xác có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam. Hiện thời tiết nắng mưa xen kẽ, nấm bệnh dễ phát triển như bệnh bạc lá, lem lép hạt, đạo ôn cổ bông...

Trên cây trồng khác

Cây ngô: Bệnh huyết dụ, lùn sọc đen, sâu đục thân xu hướng gây hại tăng.

Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp... tiếp tục hại.

Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn gây hại tại các tỉnh phía Nam.

Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh phồng lá... tiếp tục hại.

Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non bọ hung... hại cục bộ vùng ổ dịch.

Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục gây hại.

Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê chè ở Lâm Đồng.

Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, chết chậm... tiếp tục hại.

Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành... gia tăng hại.

Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư... gây hại nhẹ.

Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ tóp cành phát sinh gây hại.

Cây dừa: Bọ cánh cứng, bệnh thối nõn... tiếp tục gây hại.

Cây lâm nghiệp: Châu chấu tre lưng vàng tiếp tục gây hại.

KHUYẾN CÁO

Công ty Cổ phần Nông Dược HAI khuyến cáo nông dân các giải pháp phòng trừ như sau:

TRÊN LÚA

Bệnh khô vằn: Khi vết bệnh vừa xuất hiện, tháo cạn nước trên ruộng và phun một trong các sản phẩm thuốc trừ bệnh AVISO 350 SC, CATCAT 250 EC hoặc VALI 5 SL.

Đạo ôn lá (cháy lá), đạo ôn cổ bông: Phun thuốc trừ bệnh NEWBEM 75 WP, liều dùng: 0,3 - 0,4 kg/ha. Đối với đạo ôn lá: phun khi bệnh vừa xuất hiện, tỷ lệ khoảng 5 - 10%. Đối với đạo ôn cổ bông: phun trước khi lúa trổ. Có thể hỗn hợp các loại thuốc trên với thuốc trừ bệnh AVISO 350 SC, BONNY 4SL để tăng hiệu quả phòng trừ.

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Để phòng trừ hiệu quả, khuyến cáo phun thuốc trừ bệnh BONNY 4SL. Phun khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5-10 %.

Bệnh lem lép hạt: Sử dụng thuốc trừ bệnh AVISO 350 SC với liều dùng: 0,35 lít/ha hoặc CATCAT 250 EC để phòng trừ bệnh lem lép hạt.

Rầy nâu, rầy lưng trắng (gây bệnh lùn sọc đen): Sử dụng thuốc trừ rầy APPLAUD 25 WP; liều dùng: 0,7 kg/ha, phun khi rầy non mới xuất hiện.

Sâu cuốn lá, sâu đục thân: Sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ sâu WELLOF 330 EC với liều dùng: 0,8-1,0 lít/ha hoặc NOUVO 3.6 EC với liều dùng: 0,20 - 0,25 lít/ha. Lưu ý phun thuốc khi sâu còn nhỏ (tuổi 1, 2) để trừ sâu cuốn lá, sâu đục thân hiệu quả nhất.

TRÊN CÂY TRỒNG KHÁC

Sâu keo mùa thu/ngô (bắp): Khuyến cáo phun luân phiên thuốc trừ sâu HOPSAN 75 EC hoặc WELLOF 330 EC.

Ruồi đục quả/cây có múi: Sử dụng thuốc trừ sâu HOPSAN 75 EC hoặc WELLOF 330 EC.

Bệnh khảm/sắn (mì): Dùng HOPSAN 75 EC, NURELLE’D 25/2,5 EC; WELLOF 330 EC; AZORIN 400 WP.

Bệnh đốm nâu (đốm trắng)/thanh long: Phun luân phiên hoặc hỗn hợp các loại thuốc trừ bệnh AVISO 350 SC hoặc MANOZEB 80 WP để đạt hiệu quả phòng trừ bệnh cao.

Bệnh chết nhanh, chết chậm/hồ tiêu: Phun phủ trụ bằng thuốc trừ bệnh MANOZEB 80 WP và BONNY 4 SL, phun 4-6 lít nước/ gốc. Kết hợp rải thuốc trừ sâu WELLOF 3 GR trừ rệp sáp gốc và rễ.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cà chua, mướp đắng chung giàn Cà chua, mướp đắng chung… Thay heo bằng bò tại Bình Định Thay heo bằng bò tại…