Tin thủy sản Nhiều giải pháp cho vụ tôm thành công tại Sóc Trăng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nhiều giải pháp cho vụ tôm thành công tại Sóc Trăng

Author Thúy Liễu, publish date Wednesday. June 12th, 2019

Nhiều giải pháp cho vụ tôm thành công tại Sóc Trăng

Theo kế hoạch, trong năm 2019, tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản của tỉnh Sóc Trăng là 72.900 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là 49.700 ha, sản lượng 138.500 tấn và nhu cầu tôm giống khoảng 16 - 18 tỷ con. Hiện các địa phương nuôi tôm nước lợ toàn tỉnh đang tất bật chuẩn.

Nhiều hộ sử dụng lót bạt ao nuôi để thả nuôi tôm nước lợ 

Ông Lâm Thơm, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, bộc bạch: “Tôi nuôi tôm tính đến nay đã hơn chục năm, có thể nói nuôi tôm cho thu nhập rất cao, gấp nhiều lần so với cây lúa nhưng cũng phập phồng lo lắng bởi thời tiết mưa nắng bất thường, rồi môi trường ngày càng khắt nghiệt, kèm với đó là nước nuôi tôm hay canh tác lúa xả thải ra các kênh gạch, lấy nước nuôi tôm đã ảnh hưởng ít nhiều đến con tôm nuôi. Rồi hàng trăm ngàn loại thuốc dùng trên con tôm, thức ăn… loại nào phù hợp cho con tôm tùy vào điều kiện thời tiết cũng là vấn đề nan giải. Do vậy, ngày nay bà con nông dân chúng tôi nuôi tôm luôn theo dõi lịch xuống giống của ngành chuyên môn khuyến cáo, chọn giống tôm nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về cách nuôi tôm, độ mặn cần thiết thả nuôi. Tôi có 2 ao tôm diện tích gần 2 ha, đều thả nuôi tôm thẻ chân trắng, thời gian thu hoạch nhanh, một năm nuôi được vài vụ, nếu gặp nhuận lợi, số tiền thu về tầm 150 triệu - 350 triệu đồng/năm”.

Đang gấp rút cải tạo ao nuôi tôm của gia đình, ông Sơn Phol, xã Vĩnh Hải, TX. Vĩnh Châu, tâm sự: “Nhiều năm qua tôi không còn nuôi tôm theo kinh nghiệm bản thân, bởi giờ đây có nhiều phương pháp nuôi tôm hiện đại mình cần phải học hỏi làm theo, chứ nuôi theo kiểu truyền thống sẽ không đảm bảo vụ tôm đạt năng suất như các hộ nuôi khác, nếu như trước đây tôi thích thả tôm ngày nào thì cải tạo ao thả đúng ngày đó. Giờ thì tuân thủ theo đúng lịch thời vụ của địa phương để vụ tôm thắng lợi, nguồn thu nhập từ con tôm rất khá, nuôi được mùa được giá sẽ thu về khoảng 120 triệu - 200 triệu đồng/năm”.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Huỳnh Ngọc Nhã thông tin, hiện tại toàn tỉnh đã thả nuôi tôm nước lợ với diện tích 13.047 ha/49.700 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng diện tích 9.768 ha, tôm sú diện tích 3.279 ha, diện tích thiệt hại 441 ha và diện tích thu hoạch 1.348 ha, sản lượng 8.460 tấn. Mục tiêu chung của ngành nông nghiệp trong vụ tôm nuôi nước lợ năm 2019 là thực hiện thắng lợi chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, hạn chế thấp nhất tỷ lệ thiệt hại. Đồng thời, từng bước ứng dụng công nghệ sinh học, tự động hóa vào sản xuất con giống, thức ăn, chế biến tôm…

Việc lót bạt kết hợp lưới che sẽ đảm bảo tôm nuôi đạt năng suất tốt

Chính vì vậy, ngành nông nghiệp đề ra các giải pháp trọng tâm là đối với các vùng, cơ sở nuôi, nhất là hộ nuôi nhỏ lẻ. Theo đó, nên chú trọng vận dụng các mô hình nuôi hiệu quả như: nuôi 2 giai đoạn, ứng dụng vi sinh, nuôi tôm kết hợp cá hoặc tôm càng xanh toàn đực với thẻ hoặc sú, đặc biệt là mô hình đa dạng hóa sinh học trong ao nuôi, nuôi ao lót bạt; xây dựng lịch xuống giống phù hợp theo từng địa phương cũng như tăng cường tuyên truyền về lịch mùa vụ thả nuôi tôm để bà con biết; mở các lớp tập huấn kỹ thuật, giới thiệu và hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các mô hình nuôi đạt hiệu quả, ứng phó hạn mặn, thời tiết bất lợi và phòng chống dịch bệnh.

Cùng đó, phát triển các mô hình hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, chi hội nghề nghiệp để tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian; nghiên cứu, hình thành các doanh nghiệp xã hội trong nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo vùng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất và giá trị sản phẩm; kiểm tra kiểm soát hệ thống sản xuất và phân phối con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, vật tư phục vụ ngành tôm, quan trắc môi trường và kiểm soát chặt tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm tập trung, giám sát chặt chẽ nguồn nước cấp, nước thải của các cơ sở nuôi, chế biến tôm.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hỏi - Đáp nuôi trồng thủy sản tháng 5 (Phần 4) Hỏi - Đáp nuôi trồng… Mô hình 'Ba chuẩn' giúp tăng năng suất nuôi trồng thủy sản Mô hình 'Ba chuẩn' giúp…