Tin nông nghiệp Nguy cơ cao bùng phát bệnh đạo ôn lá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Nguy cơ cao bùng phát bệnh đạo ôn lá

Author Trung Quân, publish date Thursday. March 10th, 2022

Nguy cơ cao bùng phát bệnh đạo ôn lá

Đã có hơn 1.500 ha lúa đông xuân vùng Bắc Trung Bộ nhiễm đạo ôn lá. Điều kiện thời tiết hiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh, lây lan diện rộng.

Đến đầu tháng 3, diện tích nhiễm đạo ôn hại lá lúa toàn vùng Bắc Trung Bộ hơn 1.500 ha, trong đó, nặng 29 ha, cháy chòm 4,5 ha. Ảnh: NNVN.

Vụ đông xuân năm 2021 - 2022, vùng Bắc Trung Bộ gieo cấy được hơn 349.400 ha (đạt 100,42% kế hoạch). Hiện, các trà lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ, nông dân tích cực tỉa dặm kết hợp bón thúc đẻ nhánh.

Theo thống kê của 6 Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến đầu tháng 3, diện tích nhiễm bệnh đạo ôn hại lá lúa toàn vùng hơn 1.500 ha, trong đó nặng 29 ha, cháy chòm 4,5 ha (tăng hơn 854 ha so với cùng kỳ năm trước), phân bố tại Thanh Hóa (0,5 ha), Nghệ An hơn 283 ha (nặng 23,85 ha, cháy chòm 4,5 ha), Hà Tĩnh (6 ha, nặng 0,05 ha) Quảng Bình (241 ha), Quảng Trị (301 ha, nặng 5 ha), Thừa Thiên - Huế 745,66 ha (nặng 0,2 ha).

Về cơ cấu giống, tại các tỉnh trong vùng hầu hết là giống nhiễm bệnh, kết hợp với tập quán canh tác gieo cấy dày và bón thừa phân đạm tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại nặng.

Hiện nay, điều kiện thời tiết ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đêm và sáng sớm có mưa phùn và sương mù, ẩm độ không khí cao là yếu tố thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát sinh gây hại và nguy cơ lây lan trên diện rộng.

Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh gây tác hại lớn nhất đối với sinh trưởng và năng suất lúa. Mức độ phát sinh và gây hại của bệnh phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố như giống lúa, thời kỳ sinh trưởng, chế độ canh tác, mùa vụ...

Vết bệnh trên lá lúc đầu là những chấm nhỏ màu hơi vàng mờ. Vài ngày sau vết bệnh kéo dài về hai phía, phình to ở giữa tạo thành vết bệnh có dạng hình thoi, ở giữa vết bệnh màu xám tro, có một viền nâu, xung quanh vết bệnh có thể có quầng vàng (tuỳ theo loại giống) đây là vết bệnh đặc trưng. Trên một số giống nhiễm, trong điều kiện thời tiết phù hợp cho bệnh phát triển, ruộng lúa bón quá nhiều đạm thì nhiều vết nhỏ li ti kết thành đám màu xanh tái.

Kích thước vết bệnh hình thoi dao động trong khoảng 0,5 - 4mm - 25 mm. Trong trường hợp bệnh phát triển mạnh, nhiều vết bệnh nhỏ liên kết nối liền với nhau tạo thành một dải vết bệnh, lá cháy khô lụi đi nhanh chóng.

Bệnh đạo ôn gây hại cây lúa ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận khác nhau như lá, đốt thân, cổ bông và cả trên hạt. Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết có ẩm độ cao, nhiệt độ ban đêm thấp, sáng sớm có nhiều sương mù và trên ruộng thiếu nước, cây lúa thừa đạm.

Trên cơ sở đó, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh đạo ôn gây ra, Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng Khu IV đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:

- Theo dõi sát tình hình thời tiết, nắm chắc diện tích gieo trồng, cơ cấu giống, tỷ lệ các diện tích các trà lúa. Tăng cường công tác điều tra phát hiện, dự báo kịp thời, chính xác tình hình phát sinh, mức độ gây hại của bệnh đạo ôn trên đồng ruộng.

- Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, đặc biệt là những địa bàn xung yếu (vùng đã bị đạo ôn năng và nguy cơ cao ở các năm trước). Phối hợp với các cơ quan thông tin tại địa phương tuyên truyền hướng dẫn nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời những ổ bệnh đạo ôn để xử lý triệt để khi còn diện hẹp.

- Trên những diện tích lúa đã nhiễm bệnh, trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh gây hại cần tạm dừng bón thúc đạm, không sử dụng các loại phân bón lá, giữ đủ nước trên ruộng và tiến hành phòng trừ bằng một trong các loại thuốc có hoạt chất như: Tricyclazole, fenoxanil, Edifenphos + Isoprothiolane… theo liều khuyến cáo. Những diện tích nhiễm nặng cần phun lại lần 2 sau phun lần đầu 5 - 7 ngày, lượng nước thuốc 320 lít/ha (16 lít/500m2) phun ướt đẫm mặt lá. Sau khi bệnh dừng hẳn mới tiến hành chăm bón.

Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng Khu IV cũng đề nghị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng Khu IV, cung cấp thông tin kịp thời để chỉ đạo bảo vệ tốt sản xuất vụ đông xuân 2021 - 2022.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Đa dạng nguồn thu nhờ canh tác cà phê cảnh quan VnSAT Đa dạng nguồn thu nhờ… Đặc sản lợn đen bản địa Đồng Nai Đặc sản lợn đen bản…