Mô hình kinh tế Năng động nghề đóng ghe xuồng Ngã Bảy
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Năng động nghề đóng ghe xuồng Ngã Bảy

Publish date Thursday. November 26th, 2015

Năng động nghề đóng ghe xuồng Ngã Bảy

Theo những người thợ lành nghề ở địa phương, nghề đóng ghe, xuồng có hơn 100 năm, nhưng phát triển nhất là vào những thập niên 80 của thế kỷ XX.

Thời mà giao thông đường bộ còn rất “xa xỉ”.

Thế nhưng, từ khi những con đường nhựa phủ khắp các vùng nông thôn, cũng là thời điểm nghề đóng ghe, xuồng điêu đứng, thậm chí còn tiến dần đến bờ vực mai một.

Trong những lúc khó khăn vẫn có người âm thầm bám trụ lấy nghề, chờ thời cơ vực dậy và phát triển theo hướng đi mới.

Là chủ Công ty TNHH Đức Thành A, chuyên đóng tàu, ghe lớn nhất ở khu vực 6, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, ông Nguyễn Văn Lộc chia sẻ: “Theo nghề gần hết cuộc đời nên vào lúc khó khăn nhất, tôi cũng không nản chí và quyết tâm tìm hướng đi mới cho nghề.

Bởi đây là nghề ông cha để lại, tôi phải có trách nhiệm gìn giữ và phát huy một cách tốt nhất mà mình có thể”.

Để thực hiện điều này, ông Lộc tận dụng nguồn vốn tích lũy của gia đình, cộng thêm ý chí cầu tiến, ham học hỏi đã thôi thúc ông mạnh dạn phát triển nghề đóng tàu, ghe theo quy mô lớn.

Hiện nay, công ty của ông đóng đa dạng mẫu mã tàu, ghe như: Tàu du lịch, tàu chuyên dùng, tàu biển,...

Trong đó, tàu du lịch, công ty của ông đóng theo kiểu mẫu tự học từ tàu du lịch của Ai Cập, thiết kế hai băng, với 6 người ngồi.

Nổi bật trên hết là những chiếc tàu biển có trọng tải lớn lên đến 130 tấn, với công suất máy sử dụng đạt 400 mã lực trở lên, bán ra với giá cả tỉ đồng mỗi chiếc.

Tương tự, ông Thái Sơn Hùng, chủ Doanh nghiệp tư nhân đóng tàu biển ở cùng khu vực 6, cũng đã chuyển đổi theo quy mô sản xuất lớn.

Qua 30 năm theo nghề, ông Hùng đã tạo dựng được 2 cơ sở chuyên đóng tàu biển, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực 6, phường Hiệp Thành.

Theo ông Hùng, sở dĩ thay đổi như vậy vì ông muốn bắt kịp theo xu hướng chung của thời đại ngày nay.

Đồng thời, cải thiện cuộc sống gia đình, cũng như gìn giữ, phát huy nghề cha truyền con nối.

Dám nghĩ dám làm, ông Hùng đã tự tìm đường cho riêng mình bằng cách dấn thân trải nghiệm thực tế ở một số địa phương lân cận chuyên đóng tàu lớn để học hỏi kiểu mẫu, trước khi ông bén duyên với nghề đóng tàu biển.

Ông Hùng tâm sự: “Lúc đầu cũng có khó khăn, không khéo còn bị thâm vốn, nhưng tôi rút tỉa kinh nghiệm lần lần rồi cũng thành công.

Cuộc sống ổn định hơn trước mà quan trọng là nghề truyền thống vẫn được phát huy”.

Mỗi năm, cơ sở của ông Hùng đóng khoảng 20 chiếc tàu biển lớn, nhỏ, với trọng tải thấp nhất là 50 tấn.

Khách hàng chủ yếu là những cư dân vùng biển Sông Đốc (Cà Mau), Kiên Giang lên tận nơi đặt hàng.

Ông Hùng cho biết thêm: “Mốc đánh dấu thành công nhất của tôi chính là được UBND tỉnh phê duyệt Quyết định công bố đủ điều kiện đóng tàu biển với tổng công suất máy từ 400 mã lực trở lên”.

Việc thay đổi phương thức sản xuất nghề đóng ghe, tàu không chỉ làm nền tảng để duy trì nghề truyền thống mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho những người dân lao động nơi đây.

Ông Võ Văn Nhiều, Trưởng khu vực 6, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, thông tin: “Ở địa phương có 3 cơ sở đóng tàu với quy mô lớn, mỗi năm đóng khoảng 100 chiếc tàu, ghe lớn, nhỏ khác nhau, giải quyết cho hơn 50 thợ lành nghề có công ăn việc làm ổn định.

Quan trọng là phần lớn những người thợ ở đây được đào tạo kỹ lưỡng, tâm huyết và gắn bó với nghề dài lâu nên cuộc sống dần được ổn định, thậm chí vươn lên thoát nghèo”.

Theo anh Lương Thanh Danh (thợ đóng tàu biển), ở khu vực 1, phường Hiệp Thành, nghề đóng ghe tàu làm suốt năm, không có giờ nghỉ tay, nhưng đòi hỏi người thợ phải thật sự tỉ mỉ và tính cẩn thận cao.

Bởi “sai một ly đi một dặm”.

Anh Danh cho biết: “Nghề đóng tàu tuy cực, nhưng thu nhập khá và ổn định, đủ để trang trải cuộc sống gia đình.

Nếu ai tiết kiệm thì cũng có dư”.

Tùy theo thợ chính hay thợ phụ mà có mức thu nhập khác nhau, dao động từ 5-8 triệu đồng/người/tháng.

Ông Phạm Hoài Bạch, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, cho rằng: “Nghề đóng ghe, xuồng đang phát triển theo quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và tạo tiền đề vững chắc duy trì làng nghề truyền thống.

Đồng thời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bằng cách “xóa đói giảm nghèo” cho người dân địa phương.

Mặt khác, ngành tiểu thủ công nghiệp này là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của phường Hiệp Thành, vừa góp phần tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa là những mạnh thường quân trụ cột cho việc gây quỹ ủng hộ vì người nghèo của địa phương.

Vì thế, chính quyền địa phương luôn ủng hộ, xem xét và tạo điều kiện cho ngành nghề phát triển, mở rộng quy mô sản xuất khi các cơ sở có nhu cầu vay vốn”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
LMLM bùng phát ở Hương Giang, 41 con gia súc mắc bệnh LMLM bùng phát ở Hương… Thị trường phân bón giá giảm do có cạnh tranh Thị trường phân bón giá…