Mô hình kinh tế Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn

Publish date Wednesday. May 22nd, 2013

Mô Hình Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Phát Triển Nuôi Cá Sặc Rằn

Nhằm giúp nông dân có định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống Thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án: “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn ở huyện An Phú, tỉnh An Giang”, thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 - 3/2013.

Sau 24 tháng thực hiện, dự án đã được Hội đồng Sở Khoa học và Công nghệ An Giang nghiệm thu vào đầu tháng 4/2013 với kết quả đạt được như sau:

- Dự án đã tổ chức thành công 2 lớp tập huấn kỹ thuật (gồm 1 lớp tập huấn sản xuất giống và 1 lớp nuôi thương phẩm cá sặc rằn) cho 40 nông dân và 6 kỹ thuật viên huyện An Phú. Sau lớp tập huấn, các học viên có thể ứng dụng thành thạo kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sặc rằn.

- Xây dựng thành công 07 mô hình ương giống cá sặc rằn với diện tích 0,9ha thả 5 triệu cá bột, sau 2,5 - 3 tháng ương giống, thu được 1,1 triệu con giống, đạt tỷ lệ sống từ 20 - 26%, cở cá thu hoạch 73 - 260 con/kg.

- Xây dựng 09 mô hình nuôi thương phẩm cá sặc rằn với diện tích thả giống 3,04ha, sau thời gian 6 - 9 tháng nuôi, các mô hình đã thu hoạch với trọng lượng bình quân của cá: 6,8 - 11 con/kg, tỷ lệ sống 48 – 75,5%, năng suất 16 – 30 tấn/ha, hệ số thức ăn: 2,1 - 2,3, lợi nhuận đạt từ 150 – 750 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận đạt 25 - 68%. Tuy nhiên, có 1 mô hình nuôi không hiệu quả do cá bị thất thoát vào mùa lũ cao năm 2011.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật tham gia thực hiện dự án và nông dân nuôi cá trao đổi, chia sẻ, đúc kết kinh nghiệm và giới thiệu hiệu quả mô hình, Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện An Phú đã tổ chức 1 chuyến tham quan mô hình nuôi cá sặc rằn cho 15 người tại huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau và 1 cuộc hội thảo nhân rộng mô hình cho hơn 50 đại biểu tham dự.

Sự thành công lớn của dự án là cải tiến được quy trình kỹ thuật trong khâu tuyển chọn giống và sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm cao (30%) đã rút ngắn chu kỳ nuôi (từ 3 - 5 tháng nuôi so với quy trình nuôi trước đây) và tăng vòng quay vốn sản xuất.

Với kết quả rất thành công của dự án, để nhân rộng mô hình, phát triển nghề nuôi và chế biến cá sặc rằn ở tỉnh An Giang, năm 2013, Sở Nông nghiệp & PTNT An Giang đã thực hiện dự án chuỗi giá trị sản xuất cá sặc rằn, thời gian thực hiện giai đoạn 1 từ tháng 4 - 12/2013 (quy mô xây dựng mô hình 2ha và 1 cơ sở chế biến khô với công suất 200 - 250 tấn thành phẩm/năm) với mục tiêu:

- Xây dựng vùng nuôi cá sặc rằn công nghệ cao ở huyện An Phú cung cấp nguyên liệu cho cơ sở chế biến khô cá sặc rằn xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang.

- Tổ chức mô hình chuỗi liên kết sản xuất từ sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm khô cá sặc rằn Khánh An.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào cơ sở chế biến khô cá sặc rằn để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đổi mới công nghệ, thực hiện công bố hợp quy, nâng cao giá trị sản phẩm.

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đăng ký nhãn hiệu độc quyền (đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ) phát huy lợi thế nhãn hiệu, thương hiệu khô cá sặc rằn Khánh An, phát triển sản phẩm giá trị gia tăng có lợi thế cao, phát triển chuỗi giá trị sản xuất cá sặc rằn theo hướng công nghệ cao.

Đồng thời, nhằm tiếp tục hướng tới việc tăng giá trị sản phẩm của cá khi thu hoạch, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang đã xây dựng Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thương phẩm cá sặc rằn theo hướng nâng cao kích cở sản phẩm khi thu hoạch, với mục tiêu tăng kích cở cá khi thu hoạch lên 6 - 7 con/kg và đạt năng suất trên 25 tấn/ha.

Mong rằng qua kết quả đạt được của dự án sẽ giúp cho nghề nuôi cá sặc rằn tỉnh An Giang phát triển ổn định và bền vững.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giá Cá Bè Tăng Mạnh Ở Tiền Giang Giá Cá Bè Tăng Mạnh… Phát Triển Nuôi Thuỷ Sản Lồng Bè Ở Kiên Hải (Kiên Giang) Phát Triển Nuôi Thuỷ Sản…