Tin thủy sản Lựa chọn môi trường nuôi sinh khối vi tảo Scenedesmus

Lựa chọn môi trường nuôi sinh khối vi tảo Scenedesmus

Author ThS Phạm Thị Lam Hồng, publish date Friday. December 14th, 2018

Lựa chọn môi trường nuôi sinh khối vi tảo Scenedesmus

Vi tảo Scenedesmus là một trong những loài tảo nước ngọt đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thủy vực. Từ lâu, Scenedesmus được xem là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và số lượng nhiều cho động vật thủy sản, đặc biệt là động vật phù du.

Hướng đi quan trọng

Vi tảo là nguồn thức ăn sơ cấp cần thiết của các loài động vật thủy sản và là nguồn thức ăn quan trọng trong quá trình sản xuất giống. Ngoài ra, vi tảo còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong thủy vực, cung cấp một lượng lớn ôxy cho môi trường nuôi, hạn chế sự chiếu sáng đáy của ánh nắng mặt trời. Với vai trò làm thức ăn cho các loài động vật thủy sản, vi tảo là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nghề NTTS. Vi tảo còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội, chúng có thể sử dụng làm thực phẩm chức năng cho người, thức ăn cho gia súc, góp phần làm sạch nước tự nhiên, dùng làm sinh vật chỉ thị trong các thủy vực bị ô nhiễm. Theo hệ thống phân loại, vi tảo Scenedesmus thuộc ngành tảo lục (Chlorophyta). Tế bào bầu dục dạng trăng non liên kết thành từng nhóm theo chuỗi, mỗi chuỗi có lượng tế bào là bội số của 2, thường là 4; 8;16 tế bào được xếp xen kẽ hoặc song song theo trục.

Trước đây, kỹ thuật sản xuất giống cá nước ngọt theo phương pháp truyền thống chỉ dựa vào việc gây màu nước trong ao, do vậy việc phân lập vi tảo nước ngọt và nuôi sinh khối vi tảo thuần để làm thức ăn cho động vật phù du (Luân trùng nước ngọt, Moina) chưa được chú trọng. Tuy nhiên hiện nay, xu hướng sản xuất giống một số đối tượng thủy đặc sản và cá cảnh cần ương giống theo hình thức thâm canh trong bể đang được áp dụng phổ biến. Vì vậy, việc phát triển nuôi sinh khối riêng biệt các loại thức ăn tươi sống trở nên rất cần thiết. Trong đó, lựa chọn những loài vi tảo nước ngọt có giá trị dinh dưỡng cao để sử dụng làm thức ăn cho động vật thủy sản là một hướng đi quan trọng trong tương lai.

Phân lập vi tảo Scenedesmus ở ao nuôi

Phương pháp thu mẫu tảo Scenedesmus: Thu mẫu tảo ở ao nuôi cá tại khoa Thủy sản, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Lọc mẫu qua 2 lưới lọc 60 micro mét và 15 micro mét, lấy mẫu tảo trong ống lưới 15 micro mét cho vào chai đựng mẫu, bổ sung 100 micro lít  môi trường F/2 vào 100 ml dung dịch thu được để kích mật độ tảo trong mẫu. Soi mẫu trên kính hiển vi để tìm mẫu có chứa tảo Scenedesmus.

Phương pháp phân lập tảo trên đĩa thạch

Chuẩn bị môi trường đĩa thạch: Sử dụng 3 môi trường dinh dưỡng nuôi tảo là BBM, F/2 và BG11. Lấy 300 ml môi trường mỗi loại và 3% agar mang hấp tiệt trùng. Đổ môi trường thạch vào các đĩa lồng trong điều kiện vô trùng. Để nguội và cất vào tủ lạnh.

Nguyên tắc phân lập: Mẫu tảo tự nhiên sẽ được cấy lên môi trường thạch, đặt nuôi dưới điều kiện chiếu sáng. Lựa chọn khuẩn lạc tảo Scenedesmus thuần cấy sang đĩa thạch mới. Lặp lại cho đến khi thu được đĩa thạch chỉ gồm loài tảo cần phân lập.

Kết quả phân lập

Phân lập giống thuần khiết

Thử nghiệm môi trường nuôi tảo dạng lỏng

Bố trí thí nghiệm: Thử nghiệm tiến hành ở 3 môi trường BBM, F/2 và BG-11. Sử dụng ống vial 4 ml, thời gian chiếu sáng 24/24, nhiệt độ nuôi là 280C.

Qua đồ thị ta thấy, môi trường nuôi BBM là môi trường tối ưu nhất. Từ ngày thứ nuôi thứ 2 thử nghiệm ở cả ba môi trường, tảo chưa thích nghi được với môi trường mới nên số lượng tế bào đều bị giảm đi. Sau đó, mẫu tảo Scenedesmus sp ở môi trường BBM lại tăng đều đến ngày thứ 5 thì lên đến số tế bào cao nhất, sang ngày thứ 6 số tế bảo giảm hẳn xuống thấp nhất và ngày thứ 7, tế bảo lại bắt đầu tăng lên. Ở môi trường F/2, đến ngày thứ 3, số lượng tế bào tăng lên đáng kể, nhưng sang ngày thứ 4 lại tăng ít và số lượng tế bào lên cao nhất ở ngày thứ 5, ngày thứ 6 số tế bào cũng giảm đi đáng kể và đạt đến số tế bào cực tiểu, đến ngày thứ 7 số tế bào lại tăng lên nhẹ. Còn ở môi trường BG-11, tảo phát triển rất chậm và không theo quy luật, số tế bào lên xuống thất thường, sau ngày nuôi thứ 4 số tế bào tăng lên rồi sau đó lại giảm đi cho đến ngày thứ 7 thì số tế bào tăng lên cao nhất trong 7 ngày nuôi.

Kết quả

Môi trường thạch:

- Tảo Scenedesmus đều phát triển được trên 3 môi trường thạch BBM, BG-11 và F/2.

- Môi trường BBM là tối ưu nhất, tảo lên đều và xanh nhất.

Môi trường lỏng:

- Môi trường thích hợp nhất để nuôi tảo Scenedesmus sp là BBM. Mật độ tế bào đạt cực đại lên đến là 50,2 x 104 ct/ml.

- Môi trường F/2 cũng khá thích hợp để nuôi tảo với mật độ tảo cực đại là 41,3 x 104 ct/ml.

- Môi trường BG-11 không phải là môi trường thích hợp để nuôi tảo với số tế bào cực đại chỉ gần bằng một nửa của môi trường BBM là 26 x 104 ct/ml.


Sử dụng kháng sinh đúng cách và hiệu quả Sử dụng kháng sinh đúng cách và hiệu… Thành công bước đầu trong ương nuôi sá sùng Thành công bước đầu trong ương nuôi sá…