Tin thủy sản Lợi ích từ ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Lợi ích từ ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm

Author Anh Vũ, publish date Saturday. January 15th, 2022

Lợi ích từ ứng dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm

Với lợi nhuận hơn 1,2 tỷ đồng/ha/năm, nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Biofloc đem lại hiệu quả cao tại nhiều địa phương đang triển khai. Đây là nhận định tại Hội thảo tổng kết Dự án “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN&PTNT TP Hải Phòng tổ chức tháng 11/2021.

Người nuôi đã dần thay đổi tư duy trong sản xuất, hướng đến các mô hình nuôi tôm tân tiến, cho hiệu quả cao. Ảnh: TTX

Kết quả khả quan

Theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, Dự án được triển khai từ tháng 3 đến tháng 12/2021 với 5 mô hình tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Thanh Hóa. Tổng diện tích triển khai dự án là 5,883 ha, trung bình từ 1 – 1,5 ha/mô hình, trong giai đoạn 1 mật độ nuôi thử nghiệm là 1.200 con/m2, tỷ lệ sống đạt ≥ 90%, thời gian nuôi 20 – 25 ngày, còn giai đoạn 2, mật độ 120 con/m2, tỷ lệ sống đạt ≥ 75%, năng suất ≥ 18 tấn/ha, thời gian nuôi 65 – 80 ngày. Mô hình đạt lợi nhuận bình quân 1.229.525.000 đồng/ha, so các hộ nuôi theo hình thức truyền thống không áp dụng công nghệ biofloc hoặc nuôi 2 giai đoạn đạt 754.223.000 đồng/ha cao hơn 63%.

Cụ thể, tại Quảng Ninh, tổng diện tích nuôi theo mô hình là 1,11 ha, đạt năng suất 18,67 tấn/ha, tỷ lệ sống trung bình đạt 80%, cỡ tôm thu hoạch 18 g/con, lãi sau khi trừ chi phí đạt hơn 1,3 tỷ đồng/ha. Tại Hải Phòng, quy mô nuôi theo mô hình là 1,4 ha, thời gian nuôi là 95 ngày, tỷ lệ sống đạt 75,4%, năng suất đạt 23,46 tấn/ha, thu lợi nhuận 1,523 tỷ đồng/ha. Tại Nam Định, tổng diện tích 1,11 ha, thời gian nuôi 88 ngày, năng suất đạt 20,15 tấn/ha, lợi nhuận 682 triệu đồng/ha. Tại Thái Bình, tổng diện tích 1,11 ha, thời gian nuôi 104 ngày, năng suất đạt 21.6 tấn/ha, hiệu quả kinh tế 1,4 tỷ đồng/ha, cao hơn so nuôi tôm ngoài mô hình 19%. Tại Thanh Hóa, triển khai trên diện 1,11 ha, thời gian nuôi 113 ngày, năng suất đạt 20,72 tấn/ha, lợi nhuận 1,6 tỷ đồng/ha.

Thay đổi tư duy

Mô hình này được triển khai năm thứ 3 đã giúp người nuôi thay đổi tư duy, tích cực ứng dụng công nghệ mới để phát triển bền vững. Người dân đã nhận thức được những lợi ích thiết thực đó là giảm chi phí thức ăn, hóa chất, giảm dịch bệnh, hạn chế ô nhiễm và tăng tỷ lệ sống, tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Hiệu quả đạt được cao hơn và khả năng nhân rộng của mô hình rất lớn.

Qua kết quả kiểm tra hàng tháng của các cán bộ kỹ thuật cho thấy, tốc độ sinh trưởng ở giai đoạn 1 nhanh nhất, đặc biệt đối với các hộ ương trong nhà bạt, kiểm soát rất tốt các yếu tố môi trường, duy trì mật độ biofloc tốt, tỷ lệ sống 90 – 92%. Trong đó, giai đoạn tháng nuôi thứ 3 tốc độ sinh trưởng có chậm hơn do thời tiết nắng nóng xen mưa lớn làm hệ thống biofloc biến động, các hộ dân tích cực khôi phục hệ thống floc và ổn định môi trường giúp tôm sinh trưởng phát triển tốt. Mặt khác, do kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh, mô hình đã tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ cho người tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.

Theo Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng, Dự án giúp người dân thay đổi tư duy nhận thức về việc tiếp cận các công nghệ cao trong nuôi tôm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, giảm hệ số thức ăn, giảm chi phí sản xuất và tăng tỷ lệ sống, gối vụ được nhiều vụ, một năm có thể nuôi được 4 đợt (truyền thống chỉ 2 đợt). Mặt khác, sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích nuôi.

Liên kết sản xuất

Quá trình thực hiện Dự án, tại các địa phương Trung tâm khuyến nông tỉnh đã đưa chỉ tiêu cam kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ tham gia dự án là một điều kiện bắt buộc đối với đơn vị cung cấp con giống, vật tư. Doanh nghiệp vừa cung cấp vật tư đầu vào để mở rộng thị trường, vừa giúp người nuôi tiêu thụ sản phẩm với giá cả phù hợp theo thị trường. Như vậy, cả hai bên đều có những lợi ích thiết thực.

Riêng tại Hải Phòng, các đơn vị tiêu thụ sản phẩm đã thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng liên kết. Điển hình như Công ty TNHH Khoa Thành thu mua tại Hải Phòng 30,5 tấn, tại Nam Định 20,159 tấn.

Sau 3 năm triển khai Dự án, việc liên kết, giới thiệu các công ty, HTX tiêu thụ sản phẩm giúp các hộ nuôi yên tâm sản xuất. Có thể thấy, cùng với việc được hướng dẫn chuyển giao toàn bộ quy trình kỹ thuật mới, được hưởng lợi từ sự gia tăng sản xuất do áp dụng tiến bộ kỹ thuật, người nuôi còn nhận được sự hỗ trợ không thu hồi về giống, vật tư, hộ dân có vốn để quay vòng sản xuất.

Ông Nguyễn Ngọc Đam, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng cho biết, khi thực hiện Dự án, các nhóm hộ có hội thảo trao đổi giữa các tỉnh, để chia sẻ kinh nghiệm, mở rộng các mối quan hệ trong sản xuất, liên kết từ kỹ thuật đến tiêu thụ. Mặt khác, nông dân được hướng dẫn xây dựng các video, chia sẻ thông tin cũng như sản phẩm của mô hình để người dân làm quen trong việc chủ động quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi cá hồng Mỹ bằng thức ăn công nghiệp Nuôi cá hồng Mỹ bằng… Lưu ý nuôi thủy sản mùa đông Lưu ý nuôi thủy sản…