Cá điêu hồng Liều lượng bổ sung tỏi vào thức ăn của cá diêu hồng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Liều lượng bổ sung tỏi vào thức ăn của cá diêu hồng

Author ĐH Cần Thơ, publish date Friday. December 6th, 2019

Liều lượng bổ sung tỏi vào thức ăn của cá diêu hồng

Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cá điêu hồng đã được đánh giá.

Dấu hiệu bệnh lí của cá. A. Bụng trương to. B. Mắt bị lồi. C. Gan bị xuất huyết (mũi tên trắng) và hoại tử (mũi tên đen)

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đối tượng nuôi cá tra với nhiều tiềm năng phát triển thì cá điêu hồng đã và đang trở thành một trong những đối tượng nuôi chủ lực ở các vùng nước ngọt, do đây là loài cá dễ nuôi, chất lượng thịt ngon và dễ thích ứng với điều kiện môi trường.

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá điêu hồng lồng bè phát triển mạnh, mức độ thâm canh cao hơn. Tuy nhiên, chất lượng cá giống giảm cùng với môi trường nước xấu đã khiến cho dịch bệnh trên cá điêu hồng nuôi bè xảy ra trầm trọng và giá trị thiệt hại tăng . Trong đó, bệnh truyền nhiễm mà nhất là bệnh do vi khuẩn đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng cá nuôi, nổi bật là bệnh xuất huyết do vi khuẩn Aeromonas hydrophila (Đặng Thụy Mai Thy và ctv., 2012), bệnh phù mắt do vi khuẩn Streptococcus agalactiae (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương, 2012).

Hiện nay, để hạn chế thiệt hại các bệnh do vi khuẩn, người nuôi thường sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh và hóa chất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng quy định thường dẫn đến nhiều tác hại như tạo ra các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, tồn lưu lượng kháng sinh trong thịt cá sau thu hoạch, làm ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, ô nhiễm môi trường, … (Sarter et al., 2007; Dung et al., 2009).

Việc tìm phương pháp mới thay thế cho việc sử dụng kháng sinh là một trong những vấn đề cần thiết hiện nay. Một trong những lựa chọn hợp lí để thay thế thuốc kháng sinh là sử dụng thảo dược để kiểm soát dịch bệnh thủy sản, trong đó tỏi là một trong những loại thảo dược tiềm năng. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy tỏi có thể sử dụng trong việc phòng trị bệnh trên một số động vật thủy sản (Garbor et al., 2010; Kanani et al., 2014; Ghehdarijani et al., 2016). Ngoài ra, Lee et al. (2012) cũng ghi nhận tỏi có thể kháng các loài vi khuẩn nước ngọt như Pseudomonas fluorescens, Myxococcus piscicola, Vibrio anguillarum, Edwardsiella tarda, Aeromonas      punctata, Flexibacter intestinalis và Yersinia ruckeri.

Trần Hồng Thủy và ctv. (2013) đã nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn của tỏi trong việc điều trị bệnh do A. hydrophila gây ra trên ếch Thái Lan cho kết quả rất tốt. Tuy nhiên, những nghiên cứu về khả năng tăng cường đáp ứng miễn dịch và kháng khuẩn của tỏi trên cá điêu hồng hiện nay vẫn chưa có nhiều. Do đó đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi (Allium sativum) vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng vi khuẩn của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng trị bệnh cho cá điêu hồng. Nghiên cứu do Mai Thanh Thanh và Bùi Thị Bích Hằng - Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ thực hiện.

Bổ sung tỏi cho cá diêu hồng nuôi

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm bổ sung 0,5; 1% tỏi tươi; 0,25; 0,5% bột tỏi và đối chứng (không bổ sung tỏi). Sau 14 ngày sử dụng thức ăn có bổ sung tỏi, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh (Streptoccocus agalactiae). Mẫu được tiến hành thu sau 7 ngày, 14 ngày cá được bổ sung tỏi và 3 ngày sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae.

Các chỉ tiêu miễn dịch được theo dõi bao gồm mật độ tổng hồng cầu, tổng bạch cầu, các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme.

Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi đều tăng cao và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Nghiệm thức bổ sung 0,25% bột tỏi cho cá diêu hồng có kết quả mật độ tổng hồng cầu, bạch cầu, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu, hoạt tính lysozyme tăng cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Điều này chứng tỏ tỏi giúp tăng khả năng miễn dịch của cá với mầm bệnh.

Sau khi gây cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae, tỉ lệ chết ở các nghiệm thức bổ sung tỏi thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó, nghiệm thức bổ sung 0,25% bột tỏi có tỉ lệ chết thấp nhất (36,7%) và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại.

Nghiên cứu đã cho thấy bổ sung 0,25% bột tỏi vào thức ăn cá diêu hồng giúp cá tăng cường sức đề kháng với mần bệnh và giảm tỉ lệ chết khi nhiễm bệnh do vi khuẩnS. agalactiae.

Tạp Chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ-Tập 54, Số CĐ Thủy sản, Phần B(2018)


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng bè trên sông và hồ chứa Kỹ thuật nuôi cá diêu… Phòng bệnh do Streptococcus spp trên cá rô phi, điêu hồng Phòng bệnh do Streptococcus spp…