Cóc Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cóc Thái
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cóc Thái

Author Theo CAT, publish date Thursday. September 1st, 2016

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Cóc Thái

Thông tin cơ bản về Cây Cóc Thái

Cây Cóc Thái dễ trồng, ít sâu bệnh và cho quả gần như quanh năm nên khá được lòng người dân Nam Bộ.

Tuy nhiên, để trồng và chăm sóc tốt, thu được năng suất cao, bà con nên nắm rõ một số kỹ thuật chủ yếu về cách trồng và chăm sóc loại cây này.

Cây cóc thái, cóc thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cóc thái, Cây Ăn Trái, Cây Ăn Quả

Cóc Thái dễ trồng, ít sâu bệnh

Cóc Thái thường có độ cao từ 1,5 – 2m.

Sau khi tỉa cành cây sẽ đâm chồi và bắt đầu cho ra một đợt quả mới.

Cóc Thái là loài cây chuộng nước.

Nếu không được cung cấp nước đầy đủ, quả Cóc Thái thường nhỏ, vàng và chua hơn bình thường.

Thời vụ trồng: Cóc Thái được trồng quanh năm, nhưng chủ yếu nhất là vào mùa mưa.

Tuy nhiên, bà con có thể linh hoạt nếu trồng với số lượng ít hoặc cung cấp đủ nước tưới cho cây sinh trưởng và phát triển vào mùa khô.

Mật độ trồng: Tùy thuộc vào độ màu mỡ của đất mà bố trí cây giống thích hợp.

Bà con có thể trồng theo khoảng cách: 7 – 9m, 6,5 – 7m.

Nếu ở những vùng đất cao, có thể trồng thưa hơn để tán cây to hơn và sai quả hơn.

Cây cóc thái, cóc thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cóc thái, Cây Ăn Trái, Cây Ăn Quả

Tỉa cành: nhằm loại bỏ những cành đã già yếu hay những cành đã mang hoa và trái của vụ trước.

Nhờ vậy giúp tán cây thông thoáng, nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, giảm sâu bệnh cho cây.

Đồng thời cũng hạn chế chiều cao của cây để để dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.

Phân bón: Theo nghiên cứu, Cóc Thái cần được bón phân theo tỉ lệ 400 N- 100 P2O5-100 K2O g /cây/năm, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.

Bón lót phân lân được chia làm 2 đợt mỗi đợt 50g và bổ sung 100g phân hữu cơ mỗi gốc mỗi lần bón.

Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung phân đạm hay kali để cây đầy đủ các chất dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt.

Tưới nước: Sau khi tỉa cành thì 1-2 ngày tưới nước 1 lần.

Tùy theo thời tiết để tăng hay giảm lượng nước tưới cho phù hợp.

Cóc Thái sinh trưởng và phát triển nhanh nếu cung cấp đủ lượng nước tưới ở mỗi giai đoạn.

Cây cóc thái, cóc thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cóc thái, Cây Ăn Trái, Cây Ăn Quả

Cách chăm sóc cây Cóc Thái

Đồng thời, bà con nên thường xuyên chăm sóc, theo dõi và kiểm tra cây thường xuyên để tưới nước, bón phân hay phòng trừ sâu bệnh tốt nhất.

Như vậy là các bạn đã tự trang bị cho mình kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cóc Thái.

Hi vọng rằng sau bài viết này từ 18 – 20 tháng nữa các bạn đã có thể tự tình vặt những quả cóc tươi rói ngay trong khu vườn nhà mình để thưởng thức.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cóc Thái, cây kiểng và cây ăn quả - Đặc điểm sinh trưởng Cóc Thái, cây kiểng và… Trái Cóc Dành Cho Người Bị Tiểu Đường Trái Cóc Dành Cho Người…