Chôm chôm Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 3
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 3

Author Ks. Lê Thị Khỏe, ThS. Huỳnh Trí Đức, NCS. Huỳnh Văn Thành, publish date Sunday. September 11th, 2016

Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 3

IV. phòng trị sâu bệnh chính

A. Sâu hại

1. Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Hình thái và cách gây hại:

Thành trùng là một loại bướm có chiều dài sải cánh 20 -23mm, toàn thân màu vàng, trên cánh có nhiều chấm nhỏ màu đen.

Trứng có hình elip dài khoảng 2- 2,5mm, trứng lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt.

Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa, đầu màu nâu, về sau chuyển thành màu trắng hơi ửng hồng, trên lưng mỗi đốt cơ thể có 4 chấm màu nâu nhạt, trên các đốm có mang 1 sợi lông cứng nhỏ.

Ấu trùng phát triển đầy đủ dài 17- 20 mm.

Nhộng dài khoảng 12 - 13 mm nằm trong một cái kén bằng tơ, ban đầu có màu nâu nhạt khi sắp vũ hóa có màu nâu đậm và có thể thấy rõ các chấm đen trên cánh.

Cả thành trùng đực và cái đều ănmật hoa.

Trưởng thành cái đẻ trứng trên trái, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các trái.

Sâu có thể gây hại từ khi trái còn nhỏ đến sắp thu hoạch, nặng nhất là khi trái bắt đầu có cơm.

Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô và rụng, trái lớn nếu bị hại sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất. sâu thường hóa nhộng ở nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái.

Phòng trị

- Vệ sinh vườn bằng cách thu gom những trái bị nhiễm đem tiêu hủy.

- Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng.

- Dùng bẩy đèn với ánh sáng đen (Black light) để bẩy trưởng thành.

- Có thể sử dụng bao trái để giảm thiệt hại.

- Phun thuốc nếu có 1% số trái trong vườn bị tấn công, có thể dùng các loại thuốc gốc cúc tổng hợp như:

Malate 73 EC 25-30cc/8lít, Vovinam 2,5EC 25-30cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush...

Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảođảm an toàn cho nguời sử dụng.

2. Sâu đục trái ( Acrocercops cramerella) đục trái Conopomorpha cramerella

Hình thái và cách gây hại:

Thành trùng là một loại ngài nhỏ có chiều dài sãi cánh 12 mm, toàn thân màu nâu nhạt, râu và chân rất dài, cánh trước có hình lá liễu thon dài có những vân trắng, cánh sau hình dùi rìa cánh mang nhiều lông tơ.

Thời gian sống của trưởng thành khoảng 7 ngày.

Thành trùng cái đẻ từng trứng trên cuống trái, trứng có hình bầu dục dẹp kích thước 0,5 mm, thời gian trứng 6 - 7 ngày.

Ấu trùng có 4 - 6 tuổi, khi mới nở ấu trùng có màu trắng sữa, đầu màu vàng và không chân, khi phát triển đầy đủ ấu trùng chuyển sang màu vàng nhạt kích thước 12 mm, giai đoạn ấu trùng kéo dài 14 - 18 ngày.

Sâu thường hóa nhộng ở kẻ trái, nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên lá khô, thời gian nhộng khoảng 6 - 8 ngày.

Thành trùng hoạt

động vào ban đêm, ban ngày chúng nấp dưới lá hoặc cành cây. Trên chôm chôm loài này gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín.

Trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái, ấu trùng sau khi nở đục vào và ăn phần thịt trái hoặc vỏ hạt tạo thành những đườnghầm ngoằn ngoèo, đôi khi chúng có thể đục cả vào hạt.(Hình 20).

Phòng trị

- Thu hoạch trái sớm khi trái vừa chín, tránh giữ trái chín quá lâu trên cây.

- Có thể sử dụng bao trái

để giảm thiệt hại.

- Trong tự nhiên trứng sâu

đục trái Conomorpha cramerella bị ký sinh bỡi ong ký sinh họ Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm được thiệt hại do sâu gây ra.

- Có thể phun thuốc

để Phòng trị bằng các loại thuốc như Fenbis 25EC 30-35cc/8lít, Sago super 10EC 25-30cc/8lít, Karate, Polytrin, Cymbush...

3. Rệp sáp (Planococcus sp.)

Hình thái và cách gây hại

Đây là loại côn trùng đa ký chủ.

Trên chôm chôm loài này không gây thiệt hại nhiềuđến năng suất trái, tuy nhiên rệp sáp gây hại cũng làm cây phát triển kém, râu trái ngắn, và chúng còn tiết ra chất mật đường tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái.

Ấu trùng màu hồng, cơ thể rất nhỏ khoảng 1mm có chân và có thể di chuyển nhưng khi trưởng thành rệp sáp không di chuyển, bên ngoài cơ thể có một lớp sáp trắng bao bọc.

Rệp thường sống cộng sinh với kiến, kiến giúp rệp phát tán ra các nơi khác trên cây và vườn.(Hình 21).

Phòng trị:

- Vệ sinh vườn: Cắt tĩa cành cho thông thoáng, thu hái những trái bị hại năng đem tiêu hủy.

- Diệt kiến hôi để hạn chế sự lây lan của rệp.

- Nếu bị rệp gây hại nặng dùng các loại thuốc như: Pyrinex 20EC 30-35cc/8 lít, Fenbis 25EC 30-35cc/ 8lít, Suppracide, Dầu DC-Tron plus 98,8EC,...

4. Sâu ăn bông (Thalasodes sp.)

Hình thái và cách gây hại: Sâu gây hại phổ biến trên chôm chôm, ấu trùng ăn phá trên bông và trái non.

Thành trùng là loại bướm có màu xanh, chiều dài sải cánh 24- 25mm, mép cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu.

Ấu trùng có dạng sâu đo màu xanh hoặc nâu nhạt, thân mình mảnh khảnh, sâu phát triển đầy đủ dài 27- 28 mm, ấu trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông khi bị động nên rất khó phát hiện.

Nhộng màu xanh nhạt khi sắp vũ hóa chuyển sang màu vàng nâu. Chôm chôm ra bông muộn bị nhiễm nặng hơn các đợt ra bông sớm.

Phòng trị:

Khi thấy sâu xuất hiện, phun các loại thuốc như: Fenbis 25EC 30-35cc/ 8lít, Secsaigon 50EC 25-30ml/8lít, Karate, Decis, Fastac,

B.Bệnh hại

1. Bệnh phấn trắng ( do nấm Oidium sp.)

Triệu chứng:

Đây là bệnh gây hại nặng và rất phổ biến trên cây chôm chôm.

Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn hoa và trái non.

 Đôi khi cũng thấy bệnh tấn công ở mặt dưới lá giai đoạn cây ra lá non.

Hoa và trái bị phủ bởi một lớp phấn màu trắng xám làm cho hoa trái non bị khô,đen.

Giai đoạn trái hơi lớn cũng có thể bị phấn trắng tấn công làm cho gai trái bị khô, héo phần chóp gai rồi ăn lan vào làm cho cả trái bị khô đen.

Trái bệnh bị nhiễm trễ hay nhiễm nhẹ sẽ kém phát triển, cơm nhỏ hoặc lép.

Phòng trị:

Giai đọan cây ra hoa đậu trái non phải thường xuyên theo dõi để phát hiện sớm được bệnh.

Khi phát hiện bệnh phải cắt bỏ và thiêu huỷ ngay chùm hoa, trái non nhiễm bệnh và phun ngay thuốc hoá học để phòng trị kịp thời, bảo vệ hoa và trái non bằng các loại thuốc có lưu huỳnh như:

Kumulus, OK Sulfurlac, hay các loại thuốc như Sulox 80WP, Carbenzim 500 FL, Nustar, Anvil hoặc Tilt ...

Theo các liều lượng khuyến cáo của từng loại thuốc.

2. Bệnh thán thư ( do nấm Colletotrichum gloeosporioides)

Triệu chứng:

Bệnh có thể tấn công trên lá và trên trái. ở trên các lá trưởng thành các đốm bệnh không có hình dạng nhất định màu nâu và sau đó lan rộng ra đường kính khoảng 1 cm.

Trên bề mặt vết bệnh có thể thấy những ổ nấm nhỏ màu nâu nhạt đến đen.

Trên trái, nấm bệnh có thể tấn công vào giai đoạn trái sắp chín.

Tuy nhiên bệnh này không phổ biến trên chôm chôm.

Phòng trị:

Khi phát hiện bệnh có thể xử lý các loại thuốc hoá học để phòng trị bệnh như Bendazol 50WP 25-35g/ 8lít, Thio-M 500SC 10-15cc/8lít, theo các liều lượng khuyến cáo.

3. Bệnh cháy lá (do nhiều loại nấm Pestalotia, Phomopsis... )

Triệu chứng: 

Bệnh thường xuất hiện trên các lá trưởng thành, bệnh làm cho các lá già bị cháy, khô từ chóp lá lan dần vào trong, đôi khi cũng thấy vết bệnh bắt đầu từ hai bên mép lá lan dần vào trong.

Ở mặt dưới của vết bệnh có thể nhìn thấy những ổ nấm màu đen.

Bệnh cháy lá xuất hiện phổ biến vào mùa nắng, những vườn cây ít được chăm sóc thì thường bệnh nhiều hơn.

Bệnh không làm rụng lá nên không gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây.

Phòng trị:

Nên tăng cường bón phân hữu hoai mục cho vườn cây giúp cây phát triển tốt đồng thời tạo ẩm độ đất thích hợp cho cây phát triển khoẻ nên hạn chế được sự phát triển của bệnh.

Trong mùa nắng nóng nên tưới nước và tủ rơm rạ quanh gốc cây cũng hạn chế được bệnh cháy lá cho cây.

4. Bệnh thối trái ( do nấm Phomopsis sp., Dothiorella spp. )

Triệu chứng:

Bệnh này thường xuất hiện trong giai đoạn trái chín, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất trái.

Triệu chứng ban đầu của bệnh là những vùng mất màu trên bề mặt vỏ trái, sau đóhình thành những đốm màu nâu và có thể có nhiều tơ nấm xuất hiện trên bề mặt vết bệnh.

Nấm bệnh cũng dễ tấn công ở phần cuống trái và gây nên bệnh thối cuống trái..

Một số trường hợp bệnh thối cuống trái còn do nấm Lasiodiplodia theobromae gây ra.

Phòng trị:

Cắt tỉa và loại bỏ những cành bị khô và chết trên cây.

Kiểm soát chế độ tưới và tiêu nước cho cây một cách đều đặn cũng hạn chế được bệnh vì khi cây bị sốc nước cũng rất thuận lợi cho bệnh phát triển.

Tồn trữ lạnh cũng hạn chế được sự phát triển của bệnh trên trái giai đoạn sau thu hoạch.

V. Thu hoạch và cách bảo quản

Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch quả khoảng 100-120 ngày, khi quả chín màu sắc của vỏ quả thường có màu đỏ vàng-đỏ sậm, vàng-vàng đỏ, đỏ thẩm... và râu của vỏ quả thường đỏ nhưng chóp râu có thể có màu vàng, xanh... thay đổi tuỳ vào giống.

Nên thu hoạch quả làm nhiều đợt để quả có màu sắc đẹp, không thu hoạch quá chín vì màu sắc vỏ quả sẽ sậm, thịt quả bị đục có hương vị kém, dễ bị côn trùng tấn công.

Năng suất thu hoạch tùy vào tuổi cây, cây 15 năm tuổi có thể đạt 70-150kg quả ở vùngĐBSCL và đạt 200-400kg quả ở vùng miền Đông nam bộ.

Trong điều kiện nhiệt đới, màu sắc của vỏ và râu vỏ quả chôm chôm bắt đầu xấu đi khoảng 3 ngày sau khi thu hoạch, tồn trữ trái ở nhiệt độ 10-150c trong túi PE có đục lỗ giữ được10 ngày, trong túi PE dày kín có thể giữ được 12 ngày.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 1 Kỹ thuật trồng chôm chôm… Bệnh hại cây chôm chôm Bệnh hại cây chôm chôm