Quýt Kỹ thuật trồng cây cam, quýt
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng cây cam, quýt

Author Sưu tầm, publish date Thursday. September 1st, 2016

Kỹ thuật trồng cây cam, quýt

Kỹ thuật trồng cây cam, quýt

-Ánh sáng: Cam quýt không thích ánh sàng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp là 10000-15000 lux (tương đương ánh sáng lúc 8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều  ở Việt Nam).

-Vũ lượng: Cam quýt cần khoảng 1000-2000mm/năm và phân bố đều trong năm.

-Đất đai: Đất trồng cam quýt phải có tầng canh tác dày 0,5-1m.

Đất thịt pha, thông thoáng,thoát nước tốt, màu mỡ, độ pH từ 5-7 là thích hợp cho cam quýt.

Một số giống trồng phổ biến:

Cam mật: Dạng trái tròn, vỏ dày 3-4mm, màu xanh đến xanh vàng, thịt trái vàng cam, ngọt đậm, khá nhiều nước.

Tuy nhiên nhiều hạt (13-20 hạt/trái), trọng lượng trung bình 20g/trái.

Cam sành: Dạng trái hơi tròn,vỏ trái dày, sần sùi, thịt trái màu cam, khá nhiều nước, ngon ngọt nhiều hạt (15 hạt/trái).

Trọng lượng trái trung bình 200-250g/trái

Quýt tiều: Dạng trái tròn,dẹp 2 đầu, khá dể bóc vỏ, thịt trái màu cam hoặc vàng cam, khá ráo nước, ngọt có pha vị chua, số hạt trên trái nhiều (12-15 hạt/trái), trọng lượng trái trung bình 140-170g/trái.

Quýt đường: Dạng trái tròn,vỏ mỏng, màu xanh đến xanh vàng, dễ bóc vỏ, thịt trái màu cam ngọt đậm, số hạt trên trái nhiều (7-11 hạt/trái).

Trọng lượng trái trung bình 150-200g/trái.

Phương pháp nhân giống

Có 2 phương pháp thường áp dụng:

Chiết cành:

Chọn cây mẹ có năng suất cao, ổn định, không có triệu chứng bệnh greening hoặc phytophthora sp (quan sát bằng mắt).

Chọn cành bánh tẻ (không già, không non), sinh trưởng tốt, vị trí ở ngoài trảng.

Ghép mắt:

+ Gieo gốc ghép (hạt) khoảng 10-12 tháng có đường kính 1 cm là tiến hành ghép được.

Gốc ghép phải mọc thẳng, không dị dạng và sâu bệnh (hạt giống làm gốc ghép có thể là cam mật, cam 3 lá , volkameriana, citrange carrizo, quýt Cleopatra,…).

+ Chọn nhánh ghép: Chọn cây mẹ tốt, tương đối sạch bệnh, chọn nhánh mọc ngoài trảng,sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa nhỏ hơn miệng ghép, chú ý không để mắt ghép bị dơ, dập bể.

Hiện nay, cam quýt thường được nhân giống bằng 2 phương pháp trên.

Tuy nhiên một so bệnh như: Tristeza,greening, virus đều lây lan qua mắt ghép, cành chiết.

Vì vậy, để cây giống được sạch bệnh và khỏe mạnh chúng ta cần phải sản xuất cây giống bằng phương pháp vi ghép đỉnh sinh trưởng (shoot tip-grafting):

-Vi ghép là một kỷ thuật đòi hỏi sự chính xác,trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng.

Do đó vi ghép có ưu điểm như sau:

- Các cây con sau khi vi ghép hoàn toàn sạch bệnh.

Kỷ thuật trồng và chăm sóc

- Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm,đầu hoặc cuối mùa mưa (nếu trồng trong mùa nắng mà đủ nước tưới cây sẽ phát triển tốt hơn và ít bị sâu bệnh tấn công).

- Khoảng cách trồng: Cây cam nên trồng khoảng cách 3mx4m; quýt 4mx4m,4mx5m.

- Đắp mô trồng: Đất làm mô có thể từ đất mặt ruộng, đất bãi bồi ven sông, mô trồng cao khoảng 20-40cm và đường kính ban đầu là 60-80cm.Trước khi trồng nên trộn tro trấu, phân chuồng hoai mục vào mô, xử lý đất bằng Furadan để trừ côn trùng.

- Trồng cây chắn gió và cây che mát. Cam quýt thích hợp ánh sáng tán xạ,do đó phải trồng cây che mát ven mép mương như tràm ,mãng cầu xiêm,…hoặc trồng giữa liếp như cóc, so đũa,…đồng thời phải trồng cây chắn gió như dừa, xoài, vông,...để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, cũng như sự lây lang của côn trùng, mầm bệnh.

-Tủ gốc giữ ẩm: Đa số rễ hấp thu dinh dưỡng của cam quýt mọc cạn, nhiệt độ của đất vào mùa nắng cao, ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ (cách gốc 20cm), biện pháp nầy cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam quýt còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp, đậu,k hoai).

-Mực nước trong mương:

 Cam quýt rất mẫn cảm với nước, vì vậy cần để mực nước trong mương cách mặt liếp 50-80cm.Trong mùa nắng nên để nước vô ra tự nhiên để rửa phèn và tích tụ phù sa.

-Vét bùn, bồi liếp:

 Khi cây trưởng thành, hàng năm hoặc 2 năm/lần tiến hành vét mương lấy 1 lớp sình mỏng 5cm đưa lên liếp để nhằm mục đích cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây, đồng thời nâng cao tầng canh tác.

-Xiết nước:

 Hiện nay, ngoài biện pháp xiết nước để xử lý ra hoa cho quýt tiều, cam sành, chúng ta chưa có biện pháp nào hữu hiệu hơn, tuy nhiên có nhiều bất lợi là tuổi thọ có thể giảm.Vì vậy, để kéo dài thời kỳ kinh doanh của cây cam quýt, chúng tôi khuyến cáo thời gian xiết nước không nên quá 20 ngày.

+ Ưu điểm của xiết nước: Cây ra hoa đồng loạt, thuận lợi trong việc chăm sóc, bón phân,thu hoạch và tổng thu nhập kinh tế cao.

+ Nhược điểm: Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu trong thời gian không tưới nước, cây mau già cổi.

-Phân bón: Khi cây cam quýt còn tơ (năm I,II ) có thể dùng Urê pha nước để tưới ( 40g Urê/8 lít nước) gốc và cây phát triển mạnh, khoảng 3 tháng tưới một lần.

Cách bón phân cho cam quýt

Camquýt là các loài cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta.

Với năng suất 20 tấn quả cam lấy đi từ đất 34kgN; 10kg P2O5; 64kg K2O.

Tính trung bình 1 tấn quả cam cây lấy từ đất 1,7kg N; 0,5kg P2O5; 3,2kg K2O.

Kali là yếu tố cam lấy từ đất nhiều nhất.

Vì vậy, bón kali có thể làm tăng năng suất cam 10-46%, hệ số lãi do bón phân cân đối cho cam có thể đạt đến 4,5-5,0.

Cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ làm cho năng suất cam tăng 30-50%.

Cân đối đạm-kali, ngoài tác dụng làn tăng năng suất cam còn làm tăng chất lượng quả cam, như tăng hàm lượng đường và giảm lượng axit.

Cam, quýt là cây ăn quả lâu năm, cho nên hàng năm cần được bón phân và lượng phân thay đổi theo tuổi cây.

Lượng phân bón được khuyến cáo cho cam như ở bảng 1.

 Bảng 1: Lượng phân bón cho cam theo tuổi cây

Năm tuổi

N (g/cây)

P2O5 (g/cây)

K2O (g/cây)

1-3

50-150

500-100

60

4-6

200-250

150-200

120

7-9

300-400

250-300

180

Trên 10

400-800

350-400

240

 

Ghi chú: Tài liệu của GS.Trần Thế Tục.

Cách bón như sau:

-  Thời kỳ cây con: Bón lân và kali một lần vào cuối mùa mưa, phân đạm chia thành 3-4 lần để bôi hoặc hoà nước tưới gốc cây.

- Cây trên 3 tuổi và bắt đầu thu hoạch quả: Phân chia là 3 lần để bón: trước ra hoa, sau khi đậu quả và sau thu hoạch.

Chia đều mỗi lần bón 1/3 lượng phân.

Phân K chia làm 2 lần để bón: bón ½ lượng K sau khi đậu quả và ½ lượng còn lại bón trước khi thu hoạch 1-2 tháng.

Phân P: bón toàn bộ sau khi thu hoạch quả cùng với phân hữu cơ.

Dựa vào đặc điểm sinh lý và ra quả của cam quýt người ta có thể chia thời gian sinh trưởng của cây thành 2 thời kỳ để bón phân.

Thời kỳ cam quýt được 7 tuổi: Thời kỳ này cây phát triển thân, cành là chính.

Vào những năm cuối thời kỳ cây đã cho quả  nhưng chỉ là những mùa quả đầu tiên, năng suất quả của cây tăng dần qua các năm.

Ở thời kỳ này người ta bón phân cho cam, quýt với lượng như bảng 2.

 Bảng 2: Bón phân cho cam quýt thời kỳ cây dưới 7 tuổi

Loại phân

1-2 năm tuổi

4-5 năm tuổi

6-7 năm tuổi

Phân chuồng (kg/cây)

25-30

35-40

45-50

Vôi bột (kg/cây)

0,5

0,7-0,8

1,0

N (g/ cây)

80-150

200-250

300-400

P2O5 (g/cây)

100-150

150-200

250-300

K2O (g/cây)

100-150

150-250

300-400

 

Thời kỳ cam cho quả ổn định (sau năm thứ 7).

Ở thời kỳ này năng suất của cam đi dần vào ổn định.

Những thay đổi vể năng suất chịu tác động chủ yếu của các yếu tố bên ngoài (khí hậu, sâu bệnh, kỹ thuật chăm bón, v.v…).

Ở thời kỳ này, lượng phân bón được thay đổi tuỳ thuộc vào năng suất của cam, quýt.

Lượng phân bón được khuyến nghị như ở bảng 3.

Bảng 3: Bón phân theo sản lượng cam quýt

Loại phân và lượng phân

Năng suất trên 15 tấn/ha

Năng suất trên 8 tấn/ha

N (kg/tấn quả)

7-8

11-12

P2O5 (kg/tấn quả)

7-8

11-12

K2O (kg/tấn quả)

8-10

10-12

 

- Bón sau thu hoạch, bón phục sức cho cây, giúp cây phân hóa mầm hoa: bón vôi + toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 phân đạm + 1/3 phân kali.

- Bón trước trổ hoa 6 tuần: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali

- Bón lúc quả lớn bằng ngón tay cái: 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali

Tuỳ theo đặc điểm đất đai ở từng vùng có thể tăng giảm lượng phân bón cho thích hợp.

Thí dụ ở vùng đất đồng bằng Cửu Long có thể giảm bớt lượng kali.

Cần chia phân ra bón thành nhiều lần để chống rửa trôi mất phân.

Khi bón nhớ đào hố hoặc cuốc rãnh nông luân phiên chung quanh tán cây.

Hàng năm nên bón bổ sung phân vi lượng cho cam quýt như Zn, Mg, Mn trong trường hợp bón ít phân chuồng.

Nhằm giảm hiện tượng rụng quả, cần dành 2/3 lượng phân để bón trước khi cây ra hoa.

Thực hiện việc bón đón hoa kết hợp với phun phân bón là góp phần tích cực hạn chế rụng quả sau này.

Có  thể thực hiện phân tích là để chuẩn đoán tình hình thiếu dinh dưỡng, kịp thời bón phân cho cam quýt.

Người ta phân tích lá 4-7 tháng tuổi của cành nhỏ tận cùng không mang quả.

Nếu kết quả phân tích cho thấy N<2,2%; P<0,09%; K<0,7%; Mg<0,2%; Fe<25ppm; Mn<18ppm; Zn<18ppm; Cu<3,6ppm thì đó là tình trạng cây thiếu dinh dưỡng.

Các trung tâm khuyến nông các chủ vườn có thể lấy lá đem phân tích ở các phòng thí nghiệm để kịp thời bón phân cho cây.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phương pháp trồng cây quýt đường đúng kỹ thuật Phương pháp trồng cây quýt… Bóm Phân Cho Quýt Sau Khi Thu Hoạch Bóm Phân Cho Quýt Sau…