Tôm hùm Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Thương Phẩm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Thương Phẩm

Publish date Sunday. December 19th, 2010

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Hùm Thương Phẩm

Phân bố

Trên thế giới, tôm hùm phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới đến bán nhiệt đới như Úc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia,…

Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đặc biệt tập trung ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tuỳ theo giai đoạn phát triển mà tôm hùm phân bố ở những độ sâu khác nhau. Giai đoạn trưởng thành, chúng sống ở độ sâu 20 m trở lên, giai đoạn ấu trùng và con non chủ yếu tập trung ở các bãi đá, san hô độ sâu từ 2-10 m.

Tôm hùm thường sống ở các rạn san hô ngầm xa bờ, xen kẽ đá san hô, nơi có nhiều hang hốc, khe rãnh ven biển, độ sâu từ 5-35 m, độ mặn khoảng 30-34o/oo, nhiệt độ từ 22-32oC và độ trong suốt cao. Chúng có tập tính sống quần tụ chủ yếu ở tầng đáy với chất đáy sạch, không bùn.

Tôm hùm gai, Panulirus spp. là loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao thuộc họ Palinuridae. Ở Việt Nam, giống Panulirus có 7 loài: tôm hùm bông P. onatus, tôm hùm đá P. homarus, tôm hùm sỏi P.stimpsoni, tôm hùm đỏ P.longipes, tôm hùm ma P. penicilatus, tôm hùm sen P. versicolor, tôm hùm bùn P. polyphagus. Trong đó, tôm hùm bông là loài có kích thước lớn nhất, tăng trưởng nhanh nhất và có giá trị kinh tế cao nhất, là đối tượng được ưu tiên trong nuôi lồng.

Đặc điểm sinh trưởng

Tôm hùm lớn lên nhờ quá trình lột xác. Tôm càng nhỏ, quá trình lột xác càng ngắn và tôm lớn càng nhanh. Tôm hùm có chu kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác khác, do đó, tốc độ tăng trưởng của chúng cũng chậm hơn.

Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm hùm là loài ăn tạp, trong tự nhiên thức ăn chủ yếu là cá, tôm, cua ghẹ nhỏ, cầu gai,…ngoài ra, chúng còn ăn các loại rong rêu. Tôm hùm bắt mồi tích cực về đêm và gần sáng. Ở giai đoạn tiền lột xác 2-4 ngày, chúng ăn rất khoẻ. Trong giai đoạn lột xác, sức ăn giảm xuống rõ rệt.

Đặc điểm sinh sản

Tôm hùm sinh sản rải rác quanh năm nhưng mùa vụ sinh sản của giống Palinurus chủ yếu từ tháng 4-5 và tháng 9 hàng năm.

Đến mùa sinh sản, tôm thành thục kết đàn di cư ra các vùng biển sâu 10-35 m và có độ mặn 30-34o/oo để đẻ. Tôm thụ tinh ngoài, con đực gửi khối túi tinh trên mảnh ức của con cái. Túi tinh được làm rách nhiều giờ trước khi con cái đẻ để thụ tinh với trứng ở phần bụng và chân bơi. Tôm giữ trứng ở các đôi chân bụng cho đến khi trứng nở.

Ấu trùng Phyllosoma qua 12 lần lột xác và biến thái thành ấu trùng Puerulus. Ấu trùng Puerulus qua 4 lần lột xác thành tôm hùm con. Tôm con sống đáy, thường tập trung ở những vùng rạn trong các kẽ đá hoặc bám chác vào những lỗ nhỏ của đá ghềnh thành từng nhóm vài con hoặc vài trăm con trong 1 vùng rạn hẹp.

Nơi đặt lồng

Chọn vùng vịnh eo biển nơi nước ít bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, sóng gió lớn, nhiệt độ nước ổn định, có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, sinh hoạt, các yếu tố thuỷ lý hoá phù hợp với đặc điểm sống của tôm hùm. Không nên chọn các vùng gần cửa sông dễ bị ảnh hưởng của nước ngọt và phù sa đổ ra.

Độ sâu 3-5 m đối với lồng cố định, 6-8 m đối với lồng nổi.

Nơi nuôi nên gần nguồn giống, thức ăn và tiện đường giao thông.

Làm lồng

Lồng ương tôm hùm con

Thường là lồng chìm. Kích thước 0,7 x 0,8 x 1 m; 1,5 x 1,5 x 1,2 m hoặc 2 x 2 x 1,2 m.

Khung lồng làm bằng sắt có đường kính 2 mm, được hàn lại với nhau. Khung được sơn bằng dầu hắc để chống rỉ, bên ngoài quấn thêm 1 lớp bao nylon. Lưới bọc khung được kéo  căng ở cả 6 mặt, có thể là lưới sắt hoặc lưới nylon, cước; nên làm 2 lớp lưới (lớp bên ngoài có đường kính mắt lưới 2-3 cm) để tránh các loài cá dữ cắn phá lưới.

Mặt trên lồng có cửa (nắp) để kiểm tra và làm vệ sinh lồng. Dùng 1 ống nhựa có đưòng kính 10-12 mm buộc giữa lồng để đưa thức ăn vào lồng. ống được đặt dài đến sát đáy lồng, đầu còn lại nổi trên mặt nước để có thể cho ăn từ trên thuyền.

Lắp lồng cách đáy biển sao cho khi thuỷ triều cạn nhất lồng cũng không ảnh hưởng bởi lớp bùn đáy.

 Lồng nuôi tôm thương phẩm

Lồng chìm

Ưu điểm của loại lồng này là không bị ảnh hưởng bởi sóng gió, có thể di chuyển nếu gặp điều kiện không thuận lợi. Kích thước lồng 3 x 3 x 1,5 m; 2 x 3 x 1,5 m; 3 x 2,5 x 1,2 m.

Sắt làm khung có đường kính 12-14 mm, được hàn lại với nhau theo kích thước lồng nuôi. Khung được sơn bằng dầu hắc để chống rỉ, bên ngoài quấn thêm 1 lớp bao nylon. Lưới bọc khung được kéo  căng ở cả 6 mặt, có thể là lưới sắt hoặc lưới nylon, cước, kích thước mắt lưới 3-4 cm.

Lồng cố định

Loại lồng này được ráp ngay tại bãi nuôi. Ưu điểm là người nuôi có thể ở tại chỗ để chăm sóc, quản lý, số lượng tôm nuôi cũng nhiều hơn so với lồng chìm. Tuy nhiên, lồng này bị ảnh hưởng nhiều của sóng gió, khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi không thể di chuyển đi nơi khác, ch phí làm lồng cao hơn.

Kích thước lồng có thể là 4 x 4 x 5 m; 3 x 4 x 5 m; 5 x 5 x 6 m; 6 x 6 x 5 m. Cọc đóng đáy có đường kính 15-20 cm, dài 8-9 m, đà ngang bằng gỗ có đường kính 6-10 cm, dài 4-5 m.

Cọc đóng đáy được vát nhọn 1 đầu, 2 người đứng trên thuyền dùng sức lắc mạnh và đóng xuống đáy sâu ít nhất 1-1,5 m. Đóng xong 4 cọc chính, chuyển sang đóng các thanh đà ngang và nẹp để cố định lồng.

Sau khi tạo khung lồng xong, người ta cho lồng lưới xuống và cột các góc lồng vào các trụ để cố định lồng. Nên cột lưới lồng cách xa các cột để tránh sóng gió xô đẩy, lưới cạ vào cọc sẽ mau hư, rách. Lồng thường sử dụng lưới nhựa, cước. Kích thước mắt lưới 2a=20-30 mm tuỳ theo cỡ giống thả nuôi.  Phía trên có nắp đậy bằng lưới để cho ăn và kiểm tra tôm, tránh thất thoát tôm do bắt trộm. Phía dưới đáy lồng có lót thêm một tấm bạt ở phân nửa đáy là nơi cho ăn và tôm lên nghỉ sau khi ăn. Nửa đáy bên kia để trống để dọn phân và thức ăn thừa của tôm. Đáy lồng nên cách đáy biển 1-2 m. Thường làm lồng cao hơn mực nước cao nhất khoảng 1m. Bên cạnh việc dựng lồng (rọ) thì mỗi hộ nuôi phải dựng thêm một trại gác để ở và chăm sóc, bảo vệ tôm.

Phương pháp vận chuyển tôm giống

Có thể vận chuyển tôm hùm giống bằng phương pháp vận chuyển nước: vận chuyển tôm trong nước có sục khí và thêm đá để hạ nhiệt độ (luôn giữ nhiêt độ ở 25-26oC). Phương pháp này thường sử dụng khi thời gian vận chuyển trên 2 giờ. Hoặc phương pháp vận chuyển khô: bọc tôm trong các khăn lông ướt, xếp sao cho các lớp tôm không chồng lên nhau, giữa các lớp có cho thêm đá lạnh để giữ nhiệt độ luôn ở khoảng 22-25oC. Phương pháp này thường được áp dụng nếu thời gian vận chuyển dưới 2 giờ. Khi đên nơi nuôi, sau khoảng 1 giờ cho nước biển nơi nuôi vào thùng xốp từ từ để tôm thích nghi dần với điều kiện mới.

Ương tôm hùm giống

Trước khi cho vào lồng nuôi nên ương tôm hùm giống trong một lồng nhỏ hơn đến khi tôm đạt kích thước lớn hơn (8-10cm) thì cho vào lồng nuôi lớn. Tôm giống cỡ 1,5-2,5g/con thả nuôi với mật độ 50-60 con/m3 lồng trong 2-3 tháng trước khi chuyển qua nuôi thương phẩm. nên chọn tôm giống cùng cỡ cho vào một lồng.

Hàng ngày cho tôm ăn các loại tôm, cua, cá được băm nhỏ hoặc các loài nhuyễn thể đã bỏ vỏ. lượng thức ăn trong 30 ngày đầu bằng 15-20% tổng trọng lượng tôm nuôi.

Sau 15 ngày nuôi, kiểm tra xác định lại trọng lượng và tỷ lệ sống của tôm.

Sau 60 ngày nuôi san thưa ra với mật độ 15-20 con/m3.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Biện Pháp Phòng Bệnh Tổng Hợp Ở Tôm Hùm Nuôi Lòng Biện Pháp Phòng Bệnh Tổng…