Nuôi lợn (Heo) Kỹ thuật chăm sóc heo con trong những ngày đầu tiên
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật chăm sóc heo con trong những ngày đầu tiên

Author Duy Hảo/Provimi Việt Nam (biên dịch), publish date Monday. August 6th, 2018

Kỹ thuật chăm sóc heo con trong những ngày đầu tiên

Trong phần này, nội dung chính đề cập đến tầm quan trọng của sữa đầu, thân nhiệt, kháng thể của heo con… cũng như vai trò quan trọng của heo nái và người chăm sóc trong những ngày đầu heo con mới sinh.

Thân nhiệt của heo con – vấn đề cần quan tâm

Những ngày đầu tiên sau khi sinh, điều quan trọng nhất đó là đảm bảo heo con uống đủ sữa đầu. Trong những rắc rối của heo con theo mẹ thì thiếu sữa đầu là nguyên nhân chính làm heo con dễ bệnh thậm chí ảnh hưởng đến khi heo vào giai đoạn vỗ béo.

Heo con sau khi sinh thường nằm phía sau heo nái vì lạnh, da của heo con ẩm nên làm mất nhiệt khá nhiều. Heo con có lượng chất béo và glycogen (năng lượng dự trữ trong mô cơ) trong cơ thể thấp và chúng cũng không có mỡ “nâu” như trong cơ thể em bé. Năng lượng tích lũy cho heo con chỉ đủ cho 1 ngày, do đó heo con cần phải được bổ sung sữa đầu càng nhanh càng tốt để đảm bảo thân nhiệt. Heo con đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ trong những ngày đầu tiên. Nhiệt độ lý tưởng cho heo con là 32-35 độ C. Tạo môi trường tiểu khí hậu bằng đèn để giữ ấm nhưng heo con mới sinh chỉ thích phân nửa ánh sáng đó, do đó thỉnh thoảng nên tránh dùng đèn để sưởi ấm. Để an toàn ta nên dùng đèn màu đỏ. Tư thế nằm của heo con sẽ cho ta biết chúng có hài lòng với điều kiện sống hiện tại hay không.

Heo con nhỏ cân có mối liên hệ khá lớn đến nhiệt độ chuồng nuôi đặc biệt nhiệt độ sàn/nền chuồng, heo con 2kg có thể chịu đựng nhiệt độ gấp 1.75 lần so với heo con nặng 1kg. Cần đảm bảo heo con nằm trong vùng sưởi ấm của đèn hoặc sàn gia nhiệt, ổ lót rơm. Nên phủ lớp bột khô cho heo con. Những con heo con nào nằm trong một góc chuồng và bị giảm nhiệt thì nên được chuyển vào trong ổ.

Di chuyển tìm núm vú

Thời điểm heo con dễ gặp nguy hiểm nhất là suốt 3 ngày sau khi sinh. Đây là thời gian quan trọng nhất  mà heo con phải vượt qua và những hành động chăm sóc quan trọng nhất cũng nằm trong thời điểm này.

Dưới nhiệt độ thấp heo con cần năng lượng để giữ ấm cơ thể, chúng có những hành vi như nằm túm tụm vào nhau và run rẩy. Cường độ hô hấp của chúng tăng cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng oxy. Phần lớn năng lượng duy trì thân nhiệt đến từ nguồn năng lượng dành cho phát triển. Heo con có năng lượng dự trữ thấp và không có kháng nguyên trong máu khi mới sinh.

Tất cả các nhu cầu tạo thân nhiệt, tạo kháng thể đều cần cung cấp từ sữa đầu của heo nái.

Trong khi tìm kiếm núm vú, heo con mới sinh thường bị kẹt vào góc chuồng. Nên đặt chúng vào sát núm vú hoặc dưới đèn. Heo con khi tìm kiếm sữa đầu sẽ chú ý:

• Mùi của dịch màng ối.

• Mùi của sữa

• Tiếng kêu của heo nái.

• TIếng kêu của các heo con khác.

• Lông của heo nái.

• Hơi ấm trong chuồng.

• Tình trạng chiếu sáng.

Dùng nhiệt kế hồng ngoại để đo thân nhiệt của heo con xem có bị lạnh và cần được chú ý hay không. Nhiệt độ trên da nếu thấp hơn 32 độ C sẽ giảm cơ hội sống của heo con.

Phát hiện lạnh và không đủ sữa đầu

Heo con không uống đủ sữa đầu sẽ không đủ dinh dưỡng tạo  nhiệt lượng cho cơ thể. Kết quả là chúng trở nên không tỉnh táo thậm chí hôn mê dẫn đến việc hấp thu sữa đầu càng khó khăn hơn. Tình huống từ không tốt biến thành tồi tệ và heo con sẽ chết. Luôn đảm bảo ổ heo con luôn ấm và việc cung cấp sữa đầu nhiều nhất có thể.

Tầm quan trọng của sữa đầu

Trong tuần cuối cùng của nái mang thai sẽ sản sinh ra sữa đầu. Đây là nguồn sữa đầu tiên sản xuất bởi tuyến vú sau khi nái sinh. Sau 1 hoặc 2 ngày sữa đầu  chuyển sang sữa thông thường. Đây là cơ hội quan trọng trong việc bổ sung năng lượng và kháng thể cho heo con. Đó là sự bảo hộ cuối cùng của heo con mới sinh chống lại môi trường sống đầy rẫy mầm bệnh.

Sữa đầu và sữa có chứa những thành phần rất quan trọng:

  • Kháng thể chống lại mầm bệnh.
  • Chất béo cung cấp năng lượng duy trì thân nhiệt
  • Amino acid thiết yếu cho sự phát triển.
  • Các yếu tố kháng viêm ruột.
  • Hormon (insulin, cortisol, thyroxin) kích thích quá trình phát triển và chuyển đổi cấu trúc của thành ruột.
  • Yếu tố kích thích phát triển đường ruột.
  • “Chất gây nghiện” giúp tăng cường mối liên hệ giữa heo con và heo nái giúp heo con ngủ nhiều hơn, chống stress (Những chất như ‘’thuốc phiện’’ trong sữa giúp heo con cảm thấy khoan khoái dễ chịu, giúp chúng thấy buồn ngủ sau khi bú. Chất này cũng có tác dụng gây nghiện, làm cho heo con luôn muốn uống sữa.)

Heo nái chuyển kháng thể cho heo con thông qua sữa đầu và sữa bình thường. Ngay sau khi sinh, 80% kháng thể ở dạng IgG, sau đó tỷ lệ này giảm xuống khá nhanh. Thành ruột của heo con sẽ ngừng hấp thu các phân tử lớn (bao gồm kháng thể) rất nhanh, đó là lý do tại sao heo con nên được bổ sung sữa đầu càng nhanh càng tốt trong 24h đầu. Sau đó trong quá trình nái nuôi con, IgA trở nên quan trọng hơn. IgA hoạt động trong đường ruột  chống lại  vi khuẩn và virus thông qua sữa mà heo con nhận được từ heo mẹ.

Các dạng khác nhau của kháng thể

Kháng thể (immunoglobulins) được hình thành nhằm chống lại mầm bệnh mà heo nái đã tiếp xúc. Kháng thể có những dạng khác nhau như sau:

  • IgA: hiện diện chủ yếu trên màng nhày ví dụ trong đường ruột) nhằm chống lại mầm bệnh trước khi chúng vào cơ thể.
  • IgG: trong máu, trung hòa các mầm bệnh trong xâm nhập vào trong máu.
  • IgM: trong máu, hiệu quả trung hòa mầm bệnh thấp hơn IgG nhưng được sản xuất nhanh hơn
  • IgG rất nhiều.

Không bao giờ đủ kháng thể

Trong mỗi lứa sinh, heo nái sản xuất vừa đủ số lượng sữa đầu có chứa tất cả các loại kháng thể. Càng nhiều heo con trong mỗi lứa đẻ sẽ làm giảm số kháng thể cung cấp cho mỗi heo con. Sữa đầu được cung cấp trong quá trình sinh và sau khi sinh nồng độ kháng thể sẽ nhanh chóng suy giảm. Đánh dấu những heo con được sinh đầu tiên, sau khi cho chúng uống no sữa hãy đặt ra phía sau để đảm bảo heo con sinh ra cuối cùng đủ sữa đầu để uống.

Heo con sinh ra bởi nái hậu bị càng nhạy cảm hơn, hệ miễn dịch của nái hậu bị chưa hoàn toàn phát triển và chúng chưa hoàn toàn phơi nhiễm với tất cả các mầm bệnh trong trại. Nái hậu bị thải ra nhiều  mầm bệnh hơn nái rạ, điều đó làm heo con gặp rủi ro nhiễm bệnh cao hơn. Giữ heo con từ heo nái hậu bị tách ra khỏi heo con từ heo nái rạ, tiêm vaccine cho nái hậu bị nhằm tối ưu khả năng miễn dịch.

Mức kháng thể trong sữa đầu phụ thuộc vào số loại mầm bệnh mà heo nái phơi nhiễm, sự đáp ứng và thời gian tiếp xúc mầm bệnh của heo nái. Do đó, heo nái già hơn thường có nhiều kháng thể hơn heo hậu bị. Tiêm vaccine nhiều bệnh khác nhau như circo hay cúm có thể làm tăng mức kháng thể đối với những bệnh đặc hiệu trong sữa đầu.

Thiếu khả năng kháng bệnh

Heo con có thiếu kháng thể hay không? Thành tích trại giảm xuống tác động từ heo con hay heo nái?

• Heo nái không sản xuất đủ sữa đầu (số lượng)

• Heo nái không đủ kháng thể trong sữa đầu (chất lượng)

• Heo con không uống đủ hoặc uống sữa đầu quá trễ

Quan sát – suy nghĩ – hành động: Heo con còi cọc đang nói gì với bạn?

Lưng còng, đầu chúi xuống, hai bên hông hõm vào và mông hóp lại. Những con heo con này không uống đủ sữa đầu. Chúng gặp nguy hiểm vì sức đề kháng kém, heo con không có đủ các yếu tố kháng bệnh. trong đường ruột cũng như kháng thể trong máu. Kết quả là mầm bệnh dễ dàng phát triển mạnh trong đường ruột heo con và gây bệnh. Thêm vào đó, đường ruột của heo con sẽ không phát triển tốt vì chúng không có đủ các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng từ sữa đầu. Cuối cùng, heo con không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và đói dẫn đến tình trạng luôn run rẩy, nhút nhát và sau đó sẽ dễ chết.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Khoáng vi lượng trong chăn nuôi lợn Khoáng vi lượng trong chăn… Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái Nguyên nhân và cách chữa…