Nuôi lợn (Heo) Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm - Phần 2

Author NCN, publish date Thursday. March 24th, 2016

Kiểm soát việc heo cắn nhau khi nuôi nhóm - Phần 2

Số lượng và thành phần heo trong nhóm

Hệ thống thang bậc xã hội được sắp xếp trong các nhóm heo, nhưng tính ổn định của nó sẽ khác nhau tùy theo số lượng heo của nhóm.

Nhóm nhỏ (6-8 con) thường có hệ thống cấp bậc ổn định với một heo nái đầu đàn và các cá thể được xếp theo thứ hạng từ cao đến thấp.

Hiếm khi có sự thay đổi vị trí cấp bậc và rất ít xảy ra cắn nhau.

Trong nhóm có số heo hơi nhiều hơn {10-30 heo), hệ thống cấp bậc thường không ổn định và heo nái thường gây hấn với những cá thể ở cấp bậc trên chúng.

Trong tinh trạng này, cắn nhau xảy ra.

nhiều hơn, nhưng nếu thành công thì vị trí của heo nái đó sẽ tăng lên và giành được nhiều nguồn lợi hơn, chẳng hạn như thức ăn hoặc không gian.

Trong nhóm lớn (40-60 heo), có thêm thức ăn hoặc không gian tốt hơn do việc giành được và duy trì vị trí cao mang lại không có ý nghĩa nhiều.

Do đó, heo trong nhóm lớn trở nên ôn hòa hơn và có xu hướng giảm sự cắn nhau.

Khi lợi ích do cắn nhau giảm xuống thì việc cắn nhau giữa các heo sẽ tùy thuộc vào tính cạnh tranh của hệ thống cho ăn và bản chất của từng cá thể.

Tình trạng này chỉ tồn tại khi nhóm có hơn 40 nái.

Định ra giới hạn quy mô của nhóm là cần thiết để tạo sự cạnh tranh đồng đều giữa cấc cá thể trong nhóm khi sử dụng một hệ thống cho ăn cạnh tranh (các hệ thống khác với hệ thống cho ăn điện tử hoặc chuồng ăn riêng biệt).

Nếu một nhóm, thậm chí là một nhóm nhỏ, có một hoặc nhiều heo nái nặng cân hơn những con khác, những heo nái đó có thể bắt nạt những con khác vàđộc chiếm thức ăn cũng như không gian.

Do đó, cần cố gắng phân loại heo nái theo trọng lượng và tuổi của chúng khi sử dụng cách thức cho ãn trên sàn hoặc trong chuồng.

Việc phân loại heo theo trọng lượng thường hình thành những nhóm nhỏ hơn so với việc không phân loại.

Hệ thống cho ăn và thiết kế của ô chuồng

Một yếu tố khác tác động đến quy mô của nhóm là hệ thống cho ăn và thiết kế của ô chuồng.

Có 3 lý do tại sao hệthống chuồng điện tử cho ăn tự động (ESP) thích hợp cho nhóm lớn:

1/ ESF có thể cung cấp cho các heo nái có nhu cầu thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, do đó không cần thiết phải có sự phân loại heo;

2/ heo nái không cần phải cạnh tranh nhau vì thức ăn (chỉ cần tiếp cận máng ăn);

3/ hiệu quả đầu tư cao hơn đối với nhóm lớn nhờ hiệu suất khai thác đầu tư và bảo dưỡng hệ thống tốt hơn.

Tuy nhiên, nên lưu ý 2 hạn chế quan trọng của hệ thống ESF là: nếu số heo nái vượt quá số lượng cả thể mà bình thường hệ thống ESF có thể cung cấp được thì khi đó hệ thống trở nên rất quá tải và số lần heo có thể đến ăn có thể sẽ không đủ đáp ứng cho heo.

Hầu hết các hệ thống ESF có thể đảm bảo tốt cho 60 heo/ô chuống.

Nếu số tượng heo nhiều hơn, phải lưu ý chăm sóc và đánh giá cẩn thận năng suất của từng cá thể.

Hai hệ thống chuồng máng ăn cá thể vách ngăn ngắn và chuồng cá thể vách ngăn dài cũng có thể giới hạn theo quy mô nhóm.

Hệ thống hiệu quả nhất về không gian là hệ thống có 2 dãy chuồng thiết kế đối nhau.

Quy mô nhóm tối thiểu là 10 con và có thể là 20 hoặc nhiều hơn nhằm mục đích tạo lối đi dài thuận tiện cho sự vận động của heo.

Bảng 1 trình bày mối liên hệ giữa quy mô nhóm và các hệ thống cho ăn khác nhau.

Bảng 1: So sánh về kết cấu và quy mô của nhóm giữa các hệ thống cho ăn trong chuồng nuôi theo nhóm

Bảng 1: So sánh về kết cấu và quy mô của nhóm giữa các hệ thống cho ăn trong chuồng nuôi theo nhóm

Hệ thống

Quy mô nhóm

Chế độ cho  ăn

Kích thước cơ thể

Cho ăn trên nền chuồng

6+

Giống nhau

Giống nhau

Chuồng có máng ăn cá thể vách ngăn ngắn

12+

Giống nhau

Giống nhau

Chuồng có máng ăn cá thể vách ngăn dài

12+

Giống nhau

Thay đổi

ESF­d

50+

Thay đổi

Thay đổi

 

a. Quy mô nhóm nhò nhất dựa trên cơ sở hiệu quả sử dụng ô chuồng và hệ thống cho ăn.

b. Mức cho ăn cần thiết để cố được sự đồng đều theo nhu cầu giữa các heo nái trong một nhóm,

c. Kích thước cơ thể hợp lý để tạo nhóm đồng đều theo tính cạnh tranh cùa hệ thống.

d. Hệ thổng chuồng điện tử cho ăn tự động.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phát hiện sớm lợn bị bệnh qua quan sát Phát hiện sớm lợn bị… Quản Lý Chương Trình Cho Ăn Và Nhu Cầu Dinh Dưỡng Khuyến Nghị Trên Heo Con (Phần 5) Quản Lý Chương Trình Cho…