Mô hình kinh tế Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà

Publish date Friday. May 11th, 2012

Khai Thác Thế Mạnh Nuôi Lợn Rừng Lai Ở Vùng Lòng Hồ Sông Đà
Bỏ nuôi lợn trắng gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn, Đà Bắc (Hòa Bình) hướng đến nuôi lợn rừng lai.

Xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc - Hòa Bình) cách thị trấn Đà Bắc gần 10 km nằm chênh vênh trên lòng hồ. Xóm có 76 hộ, chủ yếu là người Dao sinh sống dựa vào trồng ngô, sắn, trồng rừng và đánh bắt thủy sản. Ngoài những nghề trên, việc phát triển chăn nuôi được bà con chú trọng bởi lợi thế gần rừng có nhiều nguồn thức ăn. Hầu hết các hộ trong xóm đều chăn nuôi từ 1 - 2 con đến hàng chục con lợn. Giống chủ yếu là lợn lai, lợn địa phương với hình thức bán chăn thả. Nhận thấy lợi thế, thời gian qua, Dự án AFAP đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng và lợn địa phương. Dự án đã đầu tư cho xóm 11 con lợn giống (9 con lợn địa phương và 2 con lợn rừng) cho 9 hộ chăn nuôi tiêu biểu của xóm.

Gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ là một trong những hộ được dự án chọn triển khai mô hình. Trước đây, anh chọn giống lợn trắng để nuôi. Mỗi năm, gia đình thu nhập nuôi lợn từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng. Anh cho biết: do đường xa, đi lại khó khăn nên giá thịt lợn thương phẩm ở đây thường bị tư thương ép giá thấp hơn ngoài thị trấn 5 giá. Được dự án đầu tư nuôi lợn địa phương, gia đình được nuôi 3 con. Trong đó, 2 con cái lợn địa phương và 1 con lợn rừng. Hiện nay, con lợn cái đang chửa, sắp đẻ. Anh cho biết thêm: Thức ăn cho lợn không phải mua, chủ yếu là măng, củ, quả có sẵn trong vườn và trong rừng. Điều kiện chăm sóc đơn giản, phù hợp với người miền núi. ông Đặng Văn Bình, Trưởng xóm Phủ cho biết: Từ khi có dự án đã thay đổi hẳn cách chăn nuôi của các hộ dân. Nhiều hộ đã xác định đây là thế mạnh của phát triển kinh tế hộ gia đình, đầu tư chuồng trại để tập trung hướng phát triển kinh tế bằng chăn nuôi.

Trong những năm gần đây, người tiêu dùng hướng đến lựa chọn những thực phẩm sạch không nuôi công nghiệp, không chất tạo nạc nên sản phẩm thịt lợn rừng lai đang là lựa chọn của người tiêu dùng. Đây là một nghề chăn nuôi mới đầy hứa hẹn cho người dân trong tỉnh, đầu tư thấp, thị trường tiềm năng, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản, rủi ro ít, sức cạnh tranh với thịt lợn công nghiệp cao. Việc nuôi được giống lợn rừng lai không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tác dụng tích cực trong việc gìn giữ nguồn gen các giống lợn bản địa vốn đang đứng trước tình trạng bị mai một, hạn chế săn bắt lợn rừng tự nhiên. Bên cạnh những hộ có trang trại chăn nuôi theo phương thức bán hoang dã, các hộ trồng rừng cây gỗ lớn, rừng cây nguyên liệu đã trưởng thành có thể kết hợp nuôi lợn thả rông dưới tán rừng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ gắn bó với rừng.

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nghề Nuôi Rắn Xuất Khẩu Thu Lợi Nhuận Lớn Ở Phú Thọ Nghề Nuôi Rắn Xuất Khẩu… Hướng Mở Từ Mô Hình Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Ở Cà Mau Hướng Mở Từ Mô Hình…