Tin nông nghiệp ICM nâng cao năng suất, chất lượng lạc
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

ICM nâng cao năng suất, chất lượng lạc

Author Phạm Việt Thư, publish date Thursday. January 21st, 2021

ICM nâng cao năng suất, chất lượng lạc

Việc ứng dụng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và quản lý dinh dưỡng tổng tổng hợp (INM) SX lạc là vấn đề cần được quan tâm...

Nghệ An là tỉnh có tiềm năng SX lạc với cơ cấu 3 vụ/năm. Hiện nông dân sử dụng rất nhiều giống, gồm cả giống địa phương và các giống L14, L20, L23, L26. Tuy nhiên năng suất bình quân mới chỉ đạt 20 - 22 tạ/ha.

Trước tình trạng đó, BQL Dự án cạnh tranh nông nghiệp Nghệ An đầu tư cho Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ thực hiện dự án "Ứng dụng quy trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp (ICM) để nâng cao năng suất lạc xuân".

Mục tiêu nhằm xây dựng mô hình SX lạc xuân đạt trên 5 tấn/ha trên diện tích 10 ha trở lên; đào tạo tập huấn và chuyển giao quy trình công nghệ SX lạc đạt năng suất cao cho khoảng 300 hộ nông dân. Đơn vị được giao làm chủ dự án xác định việc ứng dụng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và quản lý dinh dưỡng tổng tổng hợp (INM) SX lạc là vấn đề cần được quan tâm.

Cụ thể, sử dụng giống tốt, năng suất cao, sạch bệnh, gieo trồng đúng mật độ đảm bảo luân canh cây trồng hợp lý để phát huy tiềm năng năng suất của giống; Sử dụng phân bón đầy đủ, hợp lý, chế độ tưới nước khoa học, phù hợp với nhu cầu phát triển của cây lạc, đảm bảo gieo trồng đúng thời vụ và luân canh cây trồng hợp lý;

Làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), sử dụng giống kháng bệnh để hạn chế thuốc BVTV. Che phủ nilon và sử dụng các chế phẩm sinh học để tăng năng suất.

Thời gian thực hiện trong 2 năm: Năm 2011 làm 30 ha; năm 2012 làm 140 ha. 4 xã được bố trí làm mô hình thí điểm là Nghi Long, Nghi Thạch (Nghi Lộc), Diễn Thịnh, Diễn Lộc (Diễn Châu). Tổng số hộ tham gia 160 hộ gồm 80 hộ của Nghi Lộc, 82 hộ của Diễn Châu.

Đơn vị được giao dự án đã bố trí cho các nhà tư vấn tổ chức đào tạo cho nông dân và cán bộ khuyến nông trong vùng dự án và một số vùng lân cận.

Vụ xuân 2011 tổ chức tập huấn kỹ thuật SX lạc đạt năng suất cao tại 4 điểm xây dựng mô hình cho hơn 320 lượt người. Ngoài ra còn tổ chức các khóa đào tạo các nội dung: Kỹ thuật xử lý hạt giống, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật làm đất, bón phân, phun thuốc trừ cỏ, BVTV, che phủ nilon.

Để nâng cao trình độ cho học viên các lớp tham gia đào tạo, tập huấn, đơn vị được giao dự án còn cử những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu trong lĩnh vực SX lạc đến tận địa phương để giảng dạy và cho học viên tham quan các mô hình đạt năng suất cao của đơn vị.

Viện KHKTNN Bắc Trung bộ còn tổ chức cho các học viên trao đổi trực tiếp với các chuyên gia trồng lạc của viện về các biện pháp kỹ thuật mới trong quy trình SX lạc như ủ phân chuồng với phân lân, bón phân và vôi trước khi gieo hạt, mật độ và phương pháp gieo hạt.

100% nông dân và cán bộ khuyến nông được tham gia các lớp tập huấn đều nắm bắt được kỹ thuật thâm canh lạc đạt năng suất cao theo hướng ICM và được đại đa số nhiệt tình ủng hộ.

Năm 2010 Nghi Lộc có tổng diện tích lạc là 6.064 ha, gần gấp đôi diện tích lạc của Diễn Châu. Diện tích lạc của Nghi Lộc có chiều hướng tăng, từ 4.358 ha năm 2007 lên 6.064 ha. Trong khi Diễn Châu lại giảm từ 3.545 ha năm 2007 xuống còn 3.314 ha năm 2010.

Về năng suất, Diễn Châu đạt 25,5 tạ/ha, Nghi Lộc 23,4 tạ/ ha. Tuy nhiên xét về mức bình quân thì năng suất lạc của cả hai huyện đều có chung chiều hướng là tăng dần hằng năm.

Kết quả triển khai đề tài nâng cao năng suất lạc xuân cho thấy các yếu tố cấu thành năng suất, khảo sát tại 4 xã thì số lượng củ ở mỗi cây từ 10 - 12 củ. Diễn Lộc cao nhất, trên 12 củ. Năng suất thực thu cao nhất là Diễn Lộc (57,75 tạ/ha). Thấp nhất là Nghi Long vẫn đạt 50,02 tạ/ha. Bình quân của các mô hình thâm canh đạt 52,1 tạ/ha. Tất cả các điểm xây dựng mô hình đều cho năng suất thực thu cao hơn đối chứng (đại trà ) từ 47,1 đến 62,7%.

Theo mô hình thâm canh này, nếu tính trên đơn vị diện tích là 1 ha, vốn đầu tư tăng thêm 8 triệu đ/ha thì sẽ thu thêm 35 triệu đồng. Đó là lợi nhuận. Ứng dụng quy trình quản lý dinh dưỡng tổng hợp(ICM) cho thấy công nghệ này đã áp dụng và nâng cao năng suất lạc đạt trên 50 tạ/ha, tăng hơn 2 lần so với năng suất trung bình hiện nay.

Đây là quy trình SX mang tính đột phá trong SX lạc đạt năng suất cao, góp phần tăng năng suất và sản lượng lạc của Nghệ An nói riêng và vùng Bắc Trung bộ nói chung. Quy trình này có khả năng mở rộng, đang được đại đa số nông dân tiếp thu, áp dụng.

Đây là quy trình công nghệ hoàn toàn mới, chưa có ở cả trong nước và trên thế giới. Công nghệ đơn giản nhưng hiệu quả và đang được đa số bà con vùng hưởng lợi áp dụng. Quy trình này đã được trao tặng giải thưởng Cúp vàng tại Hội chợ Quốc tế Việt Nam - ASEAN + 3 năm 2009.

Theo báo cáo của Viện KHKTNN Bắc Trung bộ thì cả trong nước và quốc tế đều chưa có đơn vị nào công bố quy trình công nghệ để SX lạc đạt trên 5 tấn/ha. Sản phẩm thu được từ quy trình này rất an toàn và thân thiện với môi trường.

Viện đang đề nghị áp dụng quy trình này với quy mô hàng ngàn ha tại Nghệ An và các địa phương khác trong cả nước nhằm góp phần tăng năng suất, sản lượng lạc.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cung cấp dinh dưỡng cho ếch Cung cấp dinh dưỡng cho… Những nguyên nhân chính gây 'bệnh chết chậm' trong trồng trọt Những nguyên nhân chính gây…