Mô hình kinh tế Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Publish date Friday. March 8th, 2013

Hiệu Quả Từ Các Khu Bảo Vệ Thủy Sản Ở Thừa Thiên Huế

Ba năm trở lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản, nhằm bảo vệ và khai thác thủy sản ở đầm phá ngày một tốt hơn. 
Môi trường và nguồn lợi thủy sản được cải thiện

Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và Lăng Cô có diện tích khoảng 22 ngàn ha, là điều kiện rất thuận lợi cho hàng ngàn hộ ngư dân nuôi trồng và khai thác thủy sản. Do chưa có sự quản lý chặt chẽ thời gian qua có nhiều người dân đánh bắt thủy sản trái phép, khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Ba năm qua, UBND tỉnh có quyết định thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản. Việc cấm hoàn toàn các hoạt động kinh tế trong các khu bảo vệ thủy sản tạo điều kiện cho thực vật thủy sinh phát triển tốt, vừa làm nơi trú ẩn an toàn vừa là tạo nguồn thức ăn cho động vật thủy sinh, tôm cá và cải thiện môi trường nước. Tại Khu bảo vệ thủy sản Cồn Cát xã Điền Hải, trữ lượng rong mái chèo, rong cỏ ngựa phát triển gấp đôi; rạm, lươn, cua giống khai thác được nhiều lần so với trước. Có thời điểm như từ ngày 13 đến 15/10/2011, bà con ngư dân khai thác được 3 tấn cá dìa. 
Tại Khu bảo vệ thủy sản đập Tây - Chùa Ma xã Vinh Giang, trữ lượng rau câu phát triển tốt, ngư dân khai thác được khoảng 250 vạn con cá dìa. Tại các vùng ngư trường xung quanh nơi có thành lập khu bảo vệ thủy sản, ngư dân khai thác được nhiều cua giống và rau câu. 
Sau khi có hệ thống các khu bảo vệ thủy sản, nguồn cá dìa giống và dìa thịt phát tán ra bên ngoài được ngư dân khai thác, bán với trị giá 5 tỷ đồng. 
Cần sự đóng góp của cộng đồng ngư dân

Tài chính để phục vụ việc tuần tra là từ cộng đồng ngư dân được tính từ công lao động và nguồn quỹ của chi hội nghề cá chiếm 50,6%; ngân sách nhà nước chỉ chiếm 17,2%. Mặc dù hội viên các chi hội nghề cá sẵn sàng tham gia vào việc tuần tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng thiếu phương tiện như thuyền máy phù hợp hoặc có phương tiện thì lại thiếu kinh phí để mua xăng dầu. Vì thế, hoạt động tuần tra không thực hiện được liên tục.

Về lâu dài, nguồn tài chính cho hoạt động tuần tra chỉ dựa vào hội phí của các hội viên chi hội nghề cá và phí quản lý ngư trường. Muốn công tác tuần tra, giám sát các khu bảo vệ thủy sản bền vững, đi vào nề nếp, rất cần sự đóng góp của cộng đồng ngư dân. Để được điều này, ngư dân phải được giao quyền khai thác thủy sản ở các vùng xung quanh khu bảo vệ thủy sản. Thực tế cho thấy, ở những khu bảo vệ thủy sản mà chi hội nghề cá quản lý, đồng thời được giao quyền khai thác thủy sản thì quản lý ngư trường tốt hơn nhiều. Vì vậy, quyền đánh cá xung quanh khu bảo vệ thủy sản có thể là chìa khóa cho nền tài chính bền vững của hệ thống các khu bảo vệ thủy sản quy mô nhỏ ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai. 
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục Trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết: “Quản lý Nhà nước về khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, ứng phó với xu hướng suy giảm nguồn lợi và ô nhiễm môi trường thuỷ sản. Trong bối cảnh nguồn lực quản lý Nhà nước có hạn chế về ngân sách và con người, việc huy động các nguồn lực xã hội để tham gia quản lý, bảo vệ nguồn lợi, môi trường thuỷ sinh là cách cần thiết”. 
Tại hội nghị đánh giá và triển khai hệ thống các khu bảo vệ thủy sản đầm phá Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh: “Nhìn chung, sau khi thành lập các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có những hướng đi đúng và có nhiều mô hình làm tốt, đem lại hiệu quả cho ngư dân. Tuy nhiên, để tái tạo nguồn lợi thủy sản ở đầm phá cần thiết phải tăng cường thêm khu bảo vệ”. Ông cũng đề nghị, thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tiếp tục rà soát, quy hoạch xem khu vực nào ở vùng đầm phá thành lập được khu bảo vệ thủy sản đề xuất lên UBND tỉnh xem xét và có quyết định thành lập, không hạn chế về số lượng”. 
Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, khoảng 3 năm nay, UBND tỉnh thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản: Cồn Cát (Điền Hải, Phong Điền); Vũng Mệ (Quảng Lợi, Quảng Điền); Doi Chỏi (Phú Diên, Phú Vang); Cồn Chìm (Vinh Phú, Phú Vang); Đập Tây-Chùa Ma (Vinh Giang, Phú Lộc); Hòn Núi Quện (Lộc Bình, Phú Lộc), Khe Đập Làng (Lộc Bình, Phú Lộc), Mai Doi Bóng (Vinh Xuân, Phú Vang), Cồn Sầy (Hương Phong, Hương Trà), với diện tích 282,7 ha.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kinh Nghiệm Từ Những Mô Hình Nuôi Tôm Có Hiệu Quả Kinh Nghiệm Từ Những Mô… Mía Cháy, Nông Dân Thiệt Hại Hàng Tỉ Đồng Tại Phú Yên Mía Cháy, Nông Dân Thiệt…