Tin nông nghiệp Hậu Giang xuất hiện dịch bệnh trên gia cầm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hậu Giang xuất hiện dịch bệnh trên gia cầm

Author NGUYỄN HẰNG, publish date Wednesday. May 25th, 2016

Hậu Giang xuất hiện dịch bệnh trên gia cầm

Theo thông tin người dân, khoảng một tháng trước, nhiều người ở ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, (đoạn gần cống ngăn mặn Vàm Cả Su) phát hiện gia cầm trôi trên sông trong tình trạng xác gà bị buộc vào bao, túi ni-lông gây ô nhiễm môi trường. Được biết, hiện tình trạng trên đã được khắc phục nhưng bà con vẫn còn lo ngại vấn đề nguồn nước sông bị ô nhiễm. Bởi thông thường “hỗn tạp rác” trên sông thường bị lực đẩy của nước tác động trôi về phía cống ngăn mặn đã bị đóng bít nhiều tháng qua.

Bà Trần Thị To, ở ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, cho biết: “Hiện tại thì không còn nhiều, chỉ thỉnh thoảng một vài con gà, vịt trôi nổi trên sông. Nhưng mấy bữa trước thấy một bọc xác gà trôi tấp vào phía nhà rất hôi thối. Bà con ở đây cũng phàn nàn nhiều về vấn đề này. Tôi nghĩ thời buổi này nguồn nước ngọt rất quý, mình phải có ý thức đảm bảo vệ sinh chung chứ không nên vứt bừa bãi gây ảnh hưởng cả tuyến kênh như thế”.

Được biết, hiện tình hình dịch bệnh trên gia cầm cũng bắt đầu xuất hiện rải rác ở một số địa phương. Phổ biến nhất là bệnh ecoli, tụ huyết trùng… Nhiều người cho rằng, nguyên nhân xuất hiện những bệnh này là do thời tiết thay đổi, sức đề kháng của vật nuôi yếu không thích nghi kịp. Bà Trần Thị Trí, ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, thông tin: “Từ số lượng tổng đàn ban đầu là 1.700 con, nước mặn đã làm thất thoát còn lại khoảng 1.400 con. Nhưng một tuần qua bệnh ecoli tấn công đàn vịt làm chết thêm gần 500 con. Hiện gia đình đang chật vật tìm thuốc điều trị mong sao cứu được cho số vịt còn lại”.

Trao đổi trong lúc quan sát đàn vịt nằm yếu ớt trong chuồng, bà Trí tiếc rẻ: “Khi thấy vịt chết, tôi báo ngay cho lực lượng thú y xã để xác định bệnh thì biết đó là do ecoli. Điều trị vài ngày thấy tình hình tạm ổn, tôi cũng yên tâm phần nào. Thấy bầy vịt bây giờ èo ọt quá, hết đi đồng hao hụt do nước mặn rồi bây giờ lại đổ bệnh, đợt này chắc lỗ nặng”.

Còn cách đây khoảng một tháng, đàn gà 2.600 con của gia đình ông Võ Văn Buôl, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp đã bị thất thoát khoảng 2.000 con, gây thiệt hại cho gia đình không dưới 100 triệu đồng. Theo thông tin mà ông Buôl cung cấp, tại thời điểm xảy ra sự việc, đàn gà có biểu hiện bỏ ăn bất thường và đồng loạt chết không rõ nguyên nhân. Thấy vậy, ông mang đi tiêu hủy và khử trùng chuồng trại kỹ để tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời cách ly một thời gian trước khi thả gà lại.

Khi được hỏi về nguyên nhân không thông báo với lực lượng thú y địa phương, ông Buôl cho biết: “Trước đây vào năm 2013, đàn vật nuôi của tôi từng bị H5N1 một lần nên tôi nghi ngờ đợt gà chết vừa qua cũng có khả năng là mắc bệnh này hoặc tụ huyết trùng. Thấy vậy, gia đình tôi tự tiêu hủy, sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng, một phần sợ thủ tục rườm rà nên không thông báo cho chính quyền địa phương và thú y huyện. Hiện chuồng trại đã được gia đình vệ sinh xong để chuẩn bị thả gà giống vào nuôi mới. Tôi cũng tuân thủ đúng lịch tiêm phòng của ngành thú y đưa ra, nhưng không rõ nguyên nhân vì sao đàn vật nuôi mắc bệnh”.

Số liệu thống kê từ Chi cục Thú y tỉnh, từ ngày 11-4 đến ngày 10-5 không xảy ra các bệnh nguy hiểm trên gia cầm buộc phải công bố dịch. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Phụng Hiệp có 3 đàn gà/2 hộ bị bệnh và chết, tổng số trên 900 con (chưa tính hộ ông Buôl). Chi cục Thú y đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm của 3 đàn gà nói trên gửi cơ quan Thú y Vùng VII xét nghiệm, kết quả đều âm tính với bệnh cúm gia cầm H5N1 và dương tính với bệnh Newcastle (dịch tả gà).

Ông Nguyễn Văn Sáu, Trưởng trạm Thú y huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trước diễn biến tình hình dịch bệnh thời gian qua, chúng tôi khuyến cáo người dân nên tuân thủ lịch tiêm phòng đầy đủ, đúng thời gian quy định. Khi chăn nuôi, tái đàn cần khai báo rõ với lực lượng thú y cơ sở để có hướng dẫn giúp bà con phòng, chống bệnh. Vào tháng 6 tới, chúng tôi sẽ bước vào cao điểm đợt vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, góp phần đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm, nhất là khi mùa mưa đang gần kề”.

Thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh, ngoài việc tiêm phòng cúm, các hộ chăn nuôi nên chủ động tiêm phòng thêm một số bệnh thông thường khác như Newcastle, tụ huyết trùng… Tạo môi trường chuồng trại thông thoáng và chăm sóc kỹ hơn đàn gia cầm trong quá trình nuôi, theo dõi sát biểu hiện bệnh trên đàn gia cầm để kịp thời điều trị.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hết cảnh được mùa, dội chợ nhờ trồng rau an toàn Hết cảnh được mùa, dội… Thái Lan xả kho gạo 11,4 triệu tấn chiêu trò trong kinh doanh? Thái Lan xả kho gạo…