Cá tai tượng Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 2

Author Theo CCTH, publish date Friday. August 26th, 2016

Cá Tai Tượng Châu Phi hay còn gọi là Cá Heo Lửa - Phần 2

Sinh sản: Nên có sẵn một hồ kiếng khá rộng cho một cặp cá Tai Tượng Phi Châu vào đẻ.

Trong hồ ta nên đặt sẵn một cục gạch thẻ theo thế đứng để làm ổ cho cá đẻ lên đó.

Cặp cá mái Tai Tượng thả vào hồ chúng có thể bơi lội nhởn nhơ bình thường.

Nhưng một lúc nào đó ta thấy hai con trượt đuổi nhau, cắn mổ nhau, húc đầu vào nhau, cá trống tìm cách khống chế cá mái bắt cá mái phải phục tùng… đó là dấu hiệu báo cho ta biết cá sắp đẻ trứng.

Khi đẻ, trứng nằm theo từng hàng trên viên gạch, không đẻ một lần liên tục mà chia ra nhiều lần.

Mỗi lần cá mái thở là nó lại đẻ tiếp một đợt trứng.

Có cái khéo léo là các trứng không nằm đè lên nhau.

Khi cá mái đẻ xong, cá trống liền tới thụ tinh cho ổ trứng, nó rưới lên trứng một chất nhão đó là tinh trùng…

Và cũng như thói quen của cá Dĩa, trống mái Tai Tượng cũng lẩn quẩn quanh ổ trứng vừa canh trứng vừa dùng vi quạt trứng như một hình thức ấp trứng để nước dao động quanh trứng, cung cấp dưỡng khí cho trứng…

Khoảng một ngày sau đó trứng nở.

Cá con vẫn bám chặt vào ổ như vậy suốt ba bốn ngày.

Và trong thời gian này, cá cha mẹ vẫn siêng năng ở bên cạnh để canh giữ.

Những người nuôi cá kiểng kinh doanh nhiều kinh nghiệm, chỉ chờ khi cá con tai Tượng Phi Châu vừa nở xong là tiến hành việc cách ly cá cha mẹ ra nuôi riêng, vì sợ chúng sẽ ăn thịt con chúng.

Mặt khác, họ làm như vậy là muốn được nuôi dưỡng cặp cá đẻ cho mau lại sức để chờ sinh sản lứa sau, vào tháng sau.

Chỉ mỗi năm cá Tai Tượng Phi Châu có thể đẻ được sáu bảy lứa.

Lứa đầu chúng chỉ đẻ được chừng năm trăm trứng, nhưng những lứa sau thì đẻ sai hơn…

Nuôi dưỡng cá con: Mới ra đời, cá con chưa biết ăn, chúng sống được nhờ thức ăn dự trữ trong thân chúng.

Sau bốn ngày tuổi, cá con mới rời ra khỏi ổ trứng và lúc này mới biết bơi.

Cá con Tai Tượng Phi Châu mới nở rất lớn và có vẻ khỏe mạnh.

Có điều mãi đến ngày nay vẫn chưa có ai giải thích được là tại sao cá con nở nhiều nhưng lại sống sót để trưởng thành không đuợc bao nhiêu? Chúng không phải chết đồng loạt từ lúc nhỏ, mà chết theo từng đợt.

Chẳng hạn, lúc mới nở chết một lứa (khá nhiều), một vài tuần tuổi sau đó lại chết thêm đợt khác và đến vài tháng tuổi các con vẫn còn chết.

Đó là do nuôi đẻ trong hồ người ta mới biết như vậy.

Còn sống ngoài thiên nhiên thì sao?

Trong đời sống tự nhiên ngoài sông suối, có hơn 90 phần trăm cá con bị chết trước khi chúng có chiều dài 3cm.

Và sau đó hao hụt bao nhiêu chưa ai biết được.

Sự việc cá con chết quá nhiều như vậy, mặc dù điều kiện nuôi nấng trong hồ điều được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ đã làm cho nhiều chủ nuôi thắc mắc và tiếc rẻ.

Số trứng đẻ ra thì nhiều, nhưng kết cuộc cá con trưởng thành thì không được bao nhiêu !

Khi đã biết ăn thì cá con rất háu ăn và ngốn thức ăn rất nhiều.

Thức ăn hợp khẩu với cá con Tai Tượng Phi Châu là tôm đống mới nở, tảo đơn bào và những động vật đơn bào.

Nếu được ăn uống đầy đủ cá con sẽ mau lớn.

Tóm lại, cá tai Tượng Phi Châu là giống cá kiểng đẹp.

Nuôi chúng dễ, nhất là phần thức ăn, do cá ăn tạp nên cũng dễ kiếm.

Có điều ta phải nuôi trong hồ rộng.

Hồ phải có hệ thống lọc mạnh mới xử lý được nước hồ sạch.

Vì rằng cá này ăn nhiều thức ăn, mà khi ăn thường có thói quen khạc nhổ ra ngoài những hạt nhỏ, phân tán rộng khắp hồ nên nước mau nhiễm bẩn.

Trên hồ phải có nắp che, vì ngăn ngừa có lúc cá phóng ra khỏi hồ, đồng thời ngăn ngừa những bụi bặm rơi rớt vào hồ.

50% lượng nước mỗi ngày.

Thay Bạn nên thay 10% đến 20% nước mỗi tuần, 30% đến 50% mỗi tháng hoặc mỗi 2 tháng.

Trong một vaì trường hợp đặc biệt, bạn sẽ phải thay đến 30%-nước giúp chống lại rất nhiều rắc rối và bệnh ở cá.

Trên thị trường sẽ không có bất kỳ loại hóa chất nào có thể tốt hơn thay nước.

Cho ăn:

1. Không cho ăn nhiều hơn lượng mà cá có thể ăn hết trong vòng 2-3 phút

2. Cho ăn 1-2 lần mỗi ngày.

Tốt hơn là nên để cá đói.

3. Lấy thức ăn thừa ra để tránh làm dơ nước

4. Nếu có thể, hãy chỉ để 1 người trong nhà cho cá ăn.

5. Chỉ cho cá ăn thức ăn viên cho cá và nên tránh cho ăn cá sống.

Nên cho ăn nhiều loại thức ăn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kinh nghiệm nuôi cá tai tượng trong ao Kinh nghiệm nuôi cá tai… Để nuôi cá tai tượng hiệu quả Để nuôi cá tai tượng…