Mô hình kinh tế Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận

Publish date Saturday. May 26th, 2012

Cá Mú Vào Bờ, Niềm Vui Làng Biển Ở Bình Thuận
Tháng 5 trời nắng gắt, cá mú con vào rạn khá dày. Ngư dân vùng Gành Rái, xã Chí Công (Tuy Phong - Bình Thuận) được dịp giăng bẫy bắt mú con, thu nhập nhờ đó mà tăng khá.

Tờ mờ sáng bãi Gành Rái đã đông đúc già, trẻ, gái, trai. Lâu lắm rồi Gành Rái lại đông vui như sáng ấy. Trên bãi cát trắng mịn màng, lấp liếm cơn sóng nhẹ, từng đôi vợ chồng, cha con, anh em... hối hả bơi thúng chai ra biển với niềm hy vọng sẽ có được thu nhập khi vào bờ. Ông Huỳnh Ba, 50 tuổi (Hiệp Đức, xã Chí Công) tươi cười: “Mùa trước mú con về thưa lắm, năm nay thì dày”.

Bẫy mú như bẫy tôm hùm

Ông Ba cho biết: mú vào bờ rộ nhất vào đầu mùa nam, cuối mùa bấc, khi gió đã dịu và nước bớt trong. Đây là thời điểm mú mẹ sinh sản, và đàn con theo hải lưu vào lộng tìm thức ăn cũng như tránh các loại cá lớn. Nắm được quy luật loài cá thường ở các rạn san hô hoặc bãi ngầm dưới đáy biển, ngư dân giăng bẫy bắt cá giống như bẫy tôm hùm.

Những con cá mú con mình dài, mồm rộng hoắc thuộc loại ăn tạp trong khi “lục lạo” các bụi rong biển, rạn san hô kiếm thức ăn, thường bị “dính” bẫy. Sáng sáng người dân thường kéo những tấm lưới kết thành búi lên, bắt cá. “Một con mú con giá 4.000 đồng. Mỗi ngày trúng từ 200 - 300 con là có bạc trăm, bạc triệu” - ông Ba cười rạng rỡ.

Mặt biển những ngày này khá bình yên. Lắc chiếc thúng chạy dọc theo hàng phao xốp lềnh bềnh trên mặt biển, ông Ba cúi rạp người sát mép nước kéo lên từng đùm lưới rồi giũ rào rào. Những chú cá con dính bẫy rơi ra nhảy bần bật trong khoang thúng. Sau 3 giờ giũ lưới, ông Ba vào bờ, nụ cười mãn nguyện trên môi khi ôm trên tay chiếc thùng nhựa mà trong đó đựng hơn 70 con cá mú con đang bơi lượn. Thương lái đã bày sẵn dụng cụ để mua cá tại chỗ. Anh Nguyễn Văn Cường, một thương lái cho biết, mỗi ngày anh mua đến vài ngàn cá mú con, cung cấp cho các trại nuôi cá lồng bè ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên... “Hiện nay cá mú giống đã được sinh sản nhân tạo, nhưng người nuôi vẫn rất chuộng cá tự nhiên, bởi chúng có ưu điểm là lớn nhanh và ít khi bị bệnh” - anh Cường nói.

Niềm vui làng biển

Có khá nhiều người “trúng” cá mú con. Anh Bảy Hưng, 40 tuổi ở thôn Hiệp Đức là một ví dụ. Anh là một trong những người thu nhập khá mấy tháng qua. Chúng tôi đến nhà anh đúng vào dịp vợ chồng anh vừa “rinh” về chiếc xe máy mới tinh. Anh Hưng cười giòn khi nói: “Cả tháng nay, mỗi ngày tui bắt được gần 200 con”.

Ông Hai Tĩnh, 52 tuổi, ở thôn Hiệp Đức, Chí Công cho biết: xăng dầu tăng giá, ghe thuyền ngại ra khơi, vì vậy khi cá mú vào bờ ai cũng ùa ra biển. Gắn bó với biển hơn 30 năm, ông Tĩnh bảo rằng: Ở Chí Công ngư dân khai thác bằng các loại nghề không mang tính hủy diệt, nên vùng biển này vẫn là “ngôi nhà chung” cho nhiều loài thủy sản sinh sôi và phát triển, trong đó có các loại cá mú… Dân ở đây ví cá mú như món “lộc” mà biển ban tặng cho dân làng hằng năm.

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kêu Cứu Từ Những Vùng Nuôi Tôm Kêu Cứu Từ Những Vùng… Ngư Dân Vùng Ven Biển Trà Vinh Phát Triển Nghề Nuôi Cá Chẽm Ngư Dân Vùng Ven Biển…