Tin thủy sản Bột đậu nành cải tiến trong thức ăn tôm thẻ chân trắng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bột đậu nành cải tiến trong thức ăn tôm thẻ chân trắng

Author Đào Minh, publish date Tuesday. October 12th, 2021

Bột đậu nành cải tiến trong thức ăn tôm thẻ chân trắng

Một nghiên cứu mới đây được báo cáo trên GAA đã đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành cải tiến để thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng.

Bột đầu nành cải tiến có khả năng thay thế bột cá được sử dụng trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Nguồn GAA).

Đậu nành cải tiến là gì?

Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp nuôi tôm trên thế giới đã không ngừng gia tăng áp lực lên việc sử dụng bột cá biển trong thức ăn cho tôm, dẫn đến yêu cầu phải có các loại nguyên liệu khác có khả năng thay thế nhằm giảm thiểu hoặc hạn chế sử dụng bột cá.

Trong số các nguyên liệu đó, bột đậu nành thông thường là nguồn nguyên liệu tiềm năng nhất do tính sẵn có, giá cả hợp lý, khả năng tiêu hóa cao và thành phần các acid amin thích hợp. Tuy nhiên, sử dụng bột đậu nành thông thường trong thức ăn cho một số loài cá bị giới hạn từ 20 - 30% do có chứa các thành phần can thiệp vào quá trình tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất. Để giải quyết vấn đề này, các nhà sản xuất đậu nành đang phát triển các phương pháp mới để sản xuất đậu nành cải tiến (Improved soybean meal - ISBM).

Đậu nành cải tiến là đậu nành có hàm lượng các thành phần ảnh hưởng xấu giảm đi và hàm lượng protein cao hơn. Ví dụ, Hội đồng đậu nành Ohio đã phát triển một loại đậu nành cải tiến ISBM từ đậu nành thông thường, ISBM này có hàm lượng protein cao hơn 20% và các chất kháng dinh dưỡng (ANFs) thấp hơn 50% so với đậu nành thông thường.

Trên thế giới, tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) là loài được nuôi phổ biến nhất, vì vậy nghiên cứu để tăng cường hiểu biết về nhu cầu dinh dưỡng của chúng được đặt lên hàng đầu.

Một nghiên cứu được tài trợ bởi Hội đồng đậu nành Ohio nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột đậu nành cải tiến để thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng căn cứ vào thành phần nguyên con, hiệu quả sản xuất, các biến dưỡng bạch cầu và hàm lượng acid béo ở cơ đuôi của tôm.

Nghiên cứu thay thế bột cá bằng đậu nành cải tiến trong thức ăn tôm thẻ

Nghiên cứu được tiến hành trong 12 tuần, tôm có trọng lượng ban đầu 3,2 g/con, 200 con/bể có thể tích 1.000 lít. Tôm thí nghiệm được cho ăn 03 lần/ngày, tỷ lệ cho ăn 3 - 4% sinh khối, lượng ăn được điều chỉnh sau 04 tuần. Các thông số chất lượng nước hàng ngày được theo dõi và duy trì trong khoảng thích hợp trong suốt quá trình nghiên cứu.

Hình 2. Quang cảnh bố trí thí nghiệm (Nguồn: GAA).

Có 04 loại thức ăn (cùng mức 40% protein thô và 9% chất béo): thức ăn đối chứng (ISBM0) chỉ sử dụng hoàn toàn bột cá (300 g/kg) để cung cấp protein; 03 loại thức ăn còn lại sử dụng bột đậu nành cải tiến theo tỷ lệ tăng dần để thay thế bột cá (ISBM-33, ISBM-66 và ISBM-100). Thức ăn sau khi sấy khô được áo bằng dầu cá, bảo quản trong tủ đông để sử dụng trong suốt quá trình thí nghiệm.

Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy bột đậu nành cải tiến có khả năng thay thế bột cá được sử dụng làm thức ăn cho tôm thẻ chân trắng. Ngoại trừ tôm ở nghiệm thức ISBM-66 có trọng lượng cuối thấp hơn so với thức ăn đối chứng, các loại thức ăn còn lại khác nhau không có ý nghĩa về chỉ tiêu này.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu EPA, DHA, các acid béo omega-3 cũng như tỷ lệ omega-3/omega-6 ở cơ đuôi của tôm khác biệt không có ý nghĩa giữa các nhóm tôm thí nghiệm. Điều này cho thấy bột đậu nành cải tiến có thể thay thế hoàn toàn bột cá như là nguồn cung cấp các acid béo omega-3 và không làm thay đổi chất lượng thịt tôm.

Dựa trên các kết quả về hiệu quả sản xuất, đặc biệt là phân tích tương quan hồi quy bậc 2 giữa trọng lượng cuối và tăng trọng của tôm thí nghiệm, mức thay thế tối ưu bột đậu nành đã được xác định là từ 89,13 - 95,56%. Từ đó, nghiên cứu này cho thấy có thể thay thế 100% bột cá bằng bột đậu nành cải tiến trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm hoặc hiệu quả sản xuất, góp phần nuôi bền vững đối với loài tôm này


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hướng dẫn ngăn ngừa và giảm thiểu dịch bệnh trên trai lấy ngọc Hướng dẫn ngăn ngừa và… Biện pháp để người nuôi thủy sản nước ngọt đối phó với xâm nhập mặn Biện pháp để người nuôi…