Tin nông nghiệp Bệnh hại trên hoa cúc vàng - nỗi lo của người trồng hoa
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh hại trên hoa cúc vàng - nỗi lo của người trồng hoa

Author Huỳnh Hữu Đoàn - Trạm Trồng trọt Bảo vệ thực vật Châu Thành, publish date Tuesday. January 22nd, 2019

Bệnh hại trên hoa cúc vàng - nỗi lo của người trồng hoa

Bên cạnh hoa mai, hoa cúc vàng là loại hoa được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán. Hoa cúc không những góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm nhiều hương sắc mà còn mang lại cho người trồng hoa lợi nhuận không nhỏ. Mặc dù hoa cúc vàng rất dễ trồng song năm nay thời tiết có nhiều bất lợi, với những cơn mưa trái mùa vừa qua đã làm cho nông dân phải đối mặt với nhiều khó khăn,  trong đó bệnh thối nụ bông và bệnh chết nhanh là nỗi lo không nhỏ của người trồng hoa cúc.

Bệnh thối nụ bông là bệnh rất phổ biến trên hoa cúc vàng, thường gây hại vào giai đoạn bắt đầu hình thành nụ hoa. Bệnh do nấm Alternaria dianthi gây ra, bệnh làm thất thu năng suất nghiêm trọng. Nấm thường tấn công trên những nụ hoa còn non. Nụ bị bệnh sẽ có triệu chứng nhăn lại và có màu nâu đen, bông không nở hoặc khi nở những cánh hoa bị thối đen từ bên trong. Bệnh làm bông bị thối hư và lây lan rất nhanh. Nấm Alternaria dianthi còn tấn công cả trên lá. Triệu chứng nhận biết trên lá là những vết bệnh hình tròn hoặc bất định, màu xám nâu hoặc xám đen, vết bệnh thường lan từ mép lá, chót lá vào trong phiến lá, chung quanh có quầng vàng rộng, bệnh nặng làm cho cả lá bị cháy khô, giảm khả năng quang hợp, cây kém phát triển, nấm thường tấn công trên những lá già. Trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu đen, lá dễ rụng. Những chậu hoa bị bệnh xơ xác, ít bông.

Triệu chứng bệnh thối nụ bông gây hại trên hoa cúc

Nấm Alternaria dianthi gây hại trên lá hoa cúc.

Biện pháp phòng trừ

- Tiêu hủy các bộ phận bị bệnh, tạo điều kiện thông thoáng cho vườn cây.

- Bón phân cân đối để tạo cây khỏe có sức đề kháng với bệnh. Tránh bón thừa đạm sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Khi cây bị bệnh hạn chế phun phân bón lá chứa đạm.

- Không tưới nước thẳng trên hoa hoặc tưới lúc chiều tối vì nước đọng lại làm bệnh phát triển mạnh.

- Khi bệnh xuất hiện, sử dụng một trong các loại thuốc sau: Score 250EC,   Nativo 750WG, Bellkute 40WP…

Triệu chứng bệnh chết nhanh trên hoa cúc.

Ngoài ra, bệnh chết nhanh trên hoa cúc cũng khá phổ biến. Bệnh do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra. Vi khuẩn tấn công vào rễ cây, rồi phát triển trong các mạch dẫn, ngăn cản sự hấp thu vận chuyển nước làm cây bị héo rũ tái xanh giống như bị luộc nước sôi, héo từ lá gốc lên lá ngọn. Triệu chứng đầu tiên là một phần của cây sẽ bị héo rũ, có thể một hoặc hai nhánh héo trước sau đó toàn bộ cây sẽ bị héo gục và chết, lá vẫn xanh. Triệu chứng điển hình nhất là cây bị héo vào ban ngày và tươi lại vào ban đêm. Khi gặp điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, các bó mạch của thân cây sẽ chuyển sang màu nâu đậm. Vi khuẩn xâm nhập tạo nên vết thối ướt với mùi hôi khó chịu. Vi khuẩn lây lan từ cây này sang cây khác theo nguồn nước tưới và xâm nhập vào cây qua vết thương, di chuyển vào trong bó mạch. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn sinh trưởng đến giai đoạn nụ hoa. Vi khuẩn có thể tồn tại trong tàn dư cây bệnh và trong đất trên một năm, là nguồn lan truyền lây bệnh cho vụ sau. Tốc độ lây lan của bệnh thường rất nhanh, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời thì ruộng hoa sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Bệnh thường gây hại nặng cho hoa khi ẩm độ không khí cao, nhất là tưới vào lúc chiều tối, làm cho cây bị ướt nước suốt cả đêm.

Biện pháp phòng trừ

- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, thu gom hết cỏ dại, tàn dư của cây trồng vụ trước. Tiêu hủy cây bị nhiễm bệnh;

- Ruộng hoa cần có hệ thống thoát nước tốt, tránh đọng nước;

- Bón nhiều phân hữu cơ kết hợp sử dụng chế phẩm Trichoderma;

- Tránh làm cây bị tổn thương trong quá trình chăm sóc;

- Khi cây đã bị bệnh ngưng ngay việc tưới hoặc bón phân đạm, nhất là những loại phân bón qua lá - có tỷ lệ đạm cao. Hạn chế tưới nước vào buổi chiều tối, nên tưới vào lúc sáng sớm;

- Thăm ruộng hoa thường xuyên, khi bệnh chớm xuất hiện, phun một trong những loại thuốc sau: Miksabe 100WP, Kasuran 50WP; Batocide 12WP,  Kasumin 2L, Starner 20WP,…


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hướng dẫn cách chăm sóc hoa đào sau Tết Hướng dẫn cách chăm sóc… Phòng trừ sâu bệnh hại mai vàng Phòng trừ sâu bệnh hại…