Tin nông nghiệp Bệnh đốm sọc lá chuối
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh đốm sọc lá chuối

Author TS. Nguyễn Minh Tuyên, publish date Tuesday. October 19th, 2021

Bệnh đốm sọc lá chuối

Bệnh đốm sọc lá chuối xảy ra phổ biến ở các vườn, trang trại trồng chuối làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và còn làm cho cây chuối có thể bị chết.

Bệnh đốm sọc lá chuối. Ảnh: Minh Tuyên.

Bệnh đốm sọc lá chuối (Sigatoka) phổ biến và gây hại ở hầu hết các vùng trồng chuối. Hầu như tất cả các giống chuối đều bị ảnh hưởng bởi bệnh này. Đây là một trong những bệnh hại quan trọng nhất trên cây chuối và là bệnh làm cháy khô lá đầu tiên có ảnh hưởng đến việc trồng chuối toàn cầu.

Triệu chứng:

Ban đầu, vết bệnh là một đốm nhỏ màu nâu đỏ hoặc xanh vàng, có đường kính khoảng 1mm ở mặt dưới lá. Sau đó, vết bệnh kéo dài thành những vệt nhỏ và phát triển dần thành các đốm sọc hẹp màu nâu đỏ, rồi nâu đen.

Vết bệnh chạy dài song song với gân lá, xung quanh vết bệnh có quầng vàng. Giữa vết bệnh có màu xám tro. Các đốm lá thường xuất hiện ở mép lá, đặc biệt trên các lá phía dưới. Về sau, các vết bệnh liên kết lại với nhau và gây ra hiện tượng vàng và khô lá.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh đốm sọc lá chuối - Sigatoka do nấm Mycosphaerella sp.gây ra. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng có thời tiết nóng ẩm, có nhiều mưa gió hay nhiều sương mù, ẩm ướt. Bệnh cũng phát triển mạnh trong các vườn trồng mật độ cao, tiêu nước kém, bón thừa đạm, nhưng thiếu kali, canxi và phân hữu cơ, vườn nhiều sâu chích hút như rầy rệp, vườn có nhiều cỏ dại, rậm rạp…

Biện pháp phòng trừ:

- Vệ sinh tàn tích cây trồng vụ trước cây dại quanh vườn trước khi trồng.

- Sử dụng các giống kháng bệnh.

- Trồng với mật độ thích hợp, không trồng quá dày.

- Chế độ tưới và tiêu nước thích hợp, nhất là tiêu nước trong mùa mưa.

- Thường xuyên cắt tỉa lá bị bệnh, lá khô đem ra khỏi vườn để tiêu hủy.

- Luôn giữ vườn sạch cỏ dại để vườn được thông thoáng.

- Bón phân cân đối hợp lý, tránh dư đạm, bổ sung phân hữu cơ. Tăng cường sử dụng SPC-K và SPC-CAL để tăng sức kháng bệnh.

- Phòng trừ kịp thời các loại sâu chích hút trên vườn chuối.

- Khi bệnh chớm xuất hiện trên vườn thì sử dụng các thuốc của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC) gồm: CLEARNER 75WP, hoặc DIPOMATE 430SC, hay SAIZOLE 5SC. Nên phối hợp từng loại thuốc trên với dầu khoáng SK ENSPRAY 99EC để gia tăng sự lưu giữ thuốc, vừa ngăn ngừa được sự thâm nhập của nấm bệnh.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Canh tác lúa thông minh, tiền đề cho chuyển đổi số nông nghiệp Canh tác lúa thông minh,… Một số lưu ý về canh tác lúa trong mô hình tôm - lúa Một số lưu ý về…