Tin nông nghiệp Cao su và cuộc thí nghiệm khổng lồ mạo hiểm, dân gánh rủi ro
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cao su và cuộc thí nghiệm khổng lồ mạo hiểm, dân gánh rủi ro

Tác giả Minh Huệ, ngày đăng 07/01/2016

Cao su và cuộc thí nghiệm khổng lồ mạo hiểm, dân gánh rủi ro

Cảnh báo thành hiện thực

Thời điểm năm 2006, khi cây cao su mới được đưa ra trồng thử nghiệm ở Tây Bắc, các chuyên gia ngành nông nghiệp đã liên tục cảnh báo về nguy cơ cao su ở Tây Bắc không cho mủ. Sau đó, cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – người đã dành nhiều tâm huyết cho ngành nông nghiệp từng thẳng thắn nói, Tây Bắc hoàn toàn không phù hợp để trồng cao su, bởi đây là khu vực chịu nền khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông lạnh và rất khắc nghiệt, trong khi cây cao su chỉ thích nghi sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thấp nhất là 16 độ (nền khí hậu trung bình ở Tây Bắc là 12 độ).

Ngoài ra, cao su không thể trồng ở độ cao trên 500m, nếu trồng ở độ cao dưới 500m thì sẽ xảy ra 2 khả năng: Một là, cây sẽ chết, hai là không chết nhưng thời gian sinh trưởng kéo dài, bình thường cao su ở Đông Nam Bộ 5-6 năm đã cho mủ, nay phải mất 8-9 năm. 

Những cảnh báo, lo ngại trên đã trở thành hiện thực khi qua đợt rét đậm, rét hại kéo dài năm 2010 - 2011, có 1.544ha cao su bị thiệt hại, chiếm 87,4% diện tích cao su toàn vùng Đông Bắc. Đặc biệt là hồi tháng 6.2015, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã chặt bỏ hơn 53ha cây cao su tại xã Mường Bú, huyện Mường La và 16ha xã Chiềng La, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đều 6-7 năm tuổi, chỉ khoảng 2 - 3 năm nữa là cho thu hoạch mủ.

Theo tìm hiểu của PV, việc chặt cây cao su này là do giống không phù hợp, không đạt yêu cầu về sức chịu rét, phát triển rất chậm. Do đó, Công ty cổ phần Cao su Sơn La đã chặt đi để trồng lại bằng giống khác. Như vậy, ít nhất phải 9 năm nữa thì diện tích cao su trồng lại này mới đến kỳ thu hoạch, mà cũng không ai dám chắc chắn sẽ cho sản lượng như mong muốn.

Tiến sĩ Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Foress Trends cho rằng, trồng cao su ở Tây Bắc đã đặt ra rất nhiều vấn đề, đơn cử như khi người dân góp đất trồng cao su, thì tư liệu sản xuất sẽ không còn. Vậy tương lai của họ sẽ ra sao? Khi không còn nguồn đất phục vụ kế sinh nhai, nguy cơ lấn vào đất rừng rất dễ xảy ra. Nếu lấy trung bình ở khu vực Tây Bắc là 7-8 người/hộ mới có 1 người vào làm công nhân thì số lao động còn lại sẽ sống bằng gì? 

Nông dân hoang mang?

Trao đổi với PV Dân Việt ngày 5.1, TS Nguyễn Văn Chinh – Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho biết: “Hiện nay những hộ đã góp đất vào các công ty cao su ở Tây Bắc cũng như Đông Bắc đều rất hoang mang, thất vọng vì đến giờ, hiệu quả kinh tế của cây cao su vẫn rất mơ hồ. Nhiều diện tích cao su đã đến tuổi khai thác, nhưng các công ty không dám khai thác vì hiện giá mủ cao su xuống quá thấp, khó tiêu thụ, nếu khai thác thì cũng không có tiền trả cho công nhân. Điều này đang khiến đời sống bà con nông dân gặp rất nhiều khó khăn”.

"Tây Bắc hoàn toàn không phù hợp để trồng cao su, bởi đây là khu vực chịu nền khí hậu cận nhiệt đới, mùa đông lạnh và rất khắc nghiệt, trong khi cây cao su chỉ thích nghi sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thấp nhất là 16 độ.
Cố Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn

Theo ông Chinh, thời gian qua, cũng do giá mủ cao su liên tục lao dốc nên rất nhiều chủ vườn cao su ở vùng Đông Nam Bộ đã chặt bỏ để chuyển sang trồng tiêu. T

uy nhiên, đối với những diện tích cao su ở miền núi phía Bắc, bà con không thể chặt bỏ, vì 1ha cao su ở đây đầu tư hết gần 200 triệu đồng, càng chặt càng lỗ. Nhưng nếu tiếp tục chăm sóc thì bà con không biết lấy gì để sống, khi 8-9 năm qua họ đã mỏi mòn chờ cao su cho mủ và hầu hết không có khoản thu nhập nào khác.

Tại những khu vực cao su bắt đầu cho khai thác như huyện Phong Thổ (Lai Châu) và chuẩn bị được khai thác như huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên), nông dân đang rất chán nản với cây “vàng trắng”.

Ông Lường Văn Chúng – Trưởng đội 10, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên cho biết, hiện nay cao su vẫn phát triển tốt, bà con chỉ mong tới ngày cạo mủ để được chia lợi nhuận, nhưng giá cao su như thế này, không biết tương lai sẽ ra sao. Theo tìm hiểu của PV, cao su bắt đầu bén rễ ở địa bàn Điện Biên từ năm 2008 và hàng nghìn hộ gia đình đã góp đất để trồng khoảng 4.800ha, trong đó gia đình ông Chúng có gần 2.000m2 đất làm nương thì đã góp hơn 1.000m2 đất vào công ty cao su.

Ông Chúng nói: “Trước đây gia đình tôi làm ruộng, cấy lúa cũng đủ ăn, năm 2009 nhà tôi góp đất cho công ty trồng cao su với hy vọng được chia lợi nhuận, nhưng từ ngày góp đất đến nay nhà tôi chưa nhận được bất cứ đồng nào, cũng không được nhận vào làm công nhân, vì vậy có năm bị thiếu ăn 1 – 2 tháng. Gần đây tôi vào rừng kiếm củi bán, rồi nuôi cá thuê cho người ta, cũng được khoảng 30 triệu đồng/năm”.

Ông Chúng cũng cho biết, đội 10 có khoảng 100 hộ, trong đó rất nhiều hộ đã góp đất cho công ty trồng cao su. Vì không có thu nhập thường xuyên nên hiện một số hộ lâm vào cảnh khó khăn, bị thiếu gạo ăn… “Chúng tôi rất thất vọng vì giờ có ít đất sản xuất mà đợi mãi chưa thấy cao su cho mủ. Bà con phải đi kiếm việc làm thuê, muốn đòi đất lại cũng không được vì hạn hợp đồng là 50 năm” – ông Chúng nói. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Diện tích cao su đã vượt ngưỡng 1 triệu ha Diện tích cao su đã… Cà phê rụng lá, khô cành vì phân bón dỏm Cà phê rụng lá, khô…