Cá rô phi Xử lý một số bệnh phổ biến trên cá rô phi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Xử lý một số bệnh phổ biến trên cá rô phi

Tác giả TSVN, ngày đăng 09/09/2019

Xử lý một số bệnh phổ biến trên cá rô phi

Hỏi: Biện pháp phòng bệnh TilV trên cá rô phi hiệu quả? (Phạm Văn Thành, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang)

Trả lời:

Virus TiLV gây bệnh ở các loài cá rô phi nuôi. Tỷ lệ chết trong các ổ dịch tự nhiên khoảng 9 - 90%; bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu tập trung ở cá giống (cá con). Cá rô phi đỏ (cá điêu hồng) giống nuôi lồng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ chết lên tới 90% trong vòng 1 tháng sau thả. Hiện nay, chưa có cách nào kiểm soát hiệu quả bệnh, vì vậy cần áp dụng các biện pháp nghi ngờ hoặc phát hiện bệnh do TiLV gây ra trên cá rô phi: Nếu có hiện tượng cá rô phi chết nhiều bất thường, phải báo ngay cho cơ quan thú y nơi gần nhất để triển khai kịp thời biện pháp phòng chống; Tuyệt đối không vận chuyển cá rô phi sống từ các ao nuôi đã bị bệnh sang các ao/vùng nuôi không bị bệnh để hạn chế lây lan; Không vứt cá chết, cá bệnh, xả thải nước ao nuôi bị bệnh nhưng chưa qua xử lý ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh; xử lý cá chết và chất thải theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn. Cá rô phi giống trước khi thả nuôi cần được lấy mẫu gửi cho phòng thử nghiệm có đủ năng lực để xét nghiệm sàng lọc đối với mầm bệnh TiLV; Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học, tăng cường quản lý ao nuôi để hạn chế mầm bệnh lây lan qua dụng cụ, phương tiện và con người.

Hỏi: Cá rô phi có dấu hiệu bơi lờ đờ xung quanh ao, trên thân có sợi màu trắng bám vào. Xin hỏi đây là bệnh gì và biện pháp chữa trị ra sao? (Đặng Thị Long, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh)

Trả lời:

Với các triệu chứng trên, cá rô phi có thể đã bị bệnh nấm thủy mi.  Bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta. Khi cá bị bệnh, có thể dùng dung dịch muối 2 - 3% tắm cho cá 10 - 15 phút hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 20 mg/lít tắm cho cá trong thời gian 15 - 20 phút. Để phòng bệnh, cần giữ môi trường trong sạch, giữ cho cá không bị xây xát, không kéo lưới hoặc vận chuyển khi nhiệt độ xuống dưới 200C. Tránh làm xây xát cá do đánh bắt, vận chuyển. Rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng và trước khi trời mưa 1,5 - 2 kg/100 m3 nước ao. Tăng cường cho cá ăn Vitamin C liều lượng 200 - 300 g/100 kg thức ăn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tinh dầu húng quế thúc đẩy tăng trưởng của cá rô phi Tinh dầu húng quế thúc… Một số phát hiện mới trên cá rô phi Một số phát hiện mới…