Tin nông nghiệp Trồng rừng, hướng phát triển kinh tế bền vững ở miền núi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Trồng rừng, hướng phát triển kinh tế bền vững ở miền núi

Tác giả Phương Nam, ngày đăng 11/01/2016

Trồng rừng, hướng phát triển kinh tế bền vững ở miền núi

TÍCH CỰC TRỒNG RỪNG

Theo Sở NN-PTNT, năm 2015, diện tích rừng trồng mới toàn tỉnh khoảng 4.000ha. Riêng huyện Đồng Xuân trồng được hơn 2.050ha rừng, đạt 102% kế hoạch. “Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất rừng của các xã, chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực, kể cả các tổ chức kinh tế liên doanh, liên kết với người dân để phát triển kinh tế rừng bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng bộ huyện có nghị quyết chuyên đề, trong đó xác định kinh tế rừng là thế mạnh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Ngoài ra, huyện còn mạnh dạn giao khoán cho đồng bào dân tộc thiểu số giữ rừng, tận dụng các nguồn dự án ưu đãi trồng rừng của Trung ương… để người dân có thêm thu nhập, ổn định và cải thiện cuộc sống”, ông Võ Cao Phi, Bí thư Huyện ủy Đồng Xuân, nói.

Những năm gần đây, huyện Sơn Hòa cũng đã thu hút được các thành phần kinh tế cùng với chính quyền tích cực tham gia trồng rừng. Nhờ vậy, từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm địa phương này trồng được 776ha. Ông Đào Duy Linh, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa, cho biết từ năm 2016 trở đi, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ đến phát triển rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết với các hộ dân đầu tư trồng rừng… Phấn đấu đến năm 2020, toàn huyện trồng được 3.500ha rừng và 1,5 triệu cây phân tán, nâng tỉ lệ độ che phủ rừng từ 39% trở lên. Ngoài ra, địa phương cũng giữ ổn định diện tích rừng phòng hộ, mở rộng diện tích rừng sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng suy giảm tài nguyên rừng…

Mặc dù diện tích trồng rừng năm 2015 của huyện Sông Hinh giảm gần 3ha so với năm trước nhưng địa phương này cũng đã hoàn thành chỉ tiêu trồng rừng với 800ha, nâng tỉ lệ độ che phủ lên 37,6%. Theo ông Đặng Đình Toại, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, ngay từ đầu năm 2016, địa phương này đã đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp theo quy hoạch bảo vệ và phát triển trồng rừng giai đoạn 2010-2020; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người dân triển khai các dự án trồng rừng và cây phân tán để đến cuối năm 2016 đạt tỉ lệ độ che phủ 37,8%; đồng thời quản lý chặt chẽ diện tích rừng phòng hộ, ngăn chặn tình trạng phá rừng lấy đất trồng sắn, mía…

XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GỖ

Theo đại diện các doanh nghiệp trồng rừng, cây keo từ lúc trồng đến khi thu hoạch mất 5-7 năm, vốn đầu tư trung bình khoảng 25 triệu đồng/ha, năng suất bình quân đạt 70 tấn/ha. Với giá như hiện nay, sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp lãi được 50-70 triệu đồng/ha. Còn rừng sản xuất do người dân trồng theo kiểu truyền thống, vốn đầu tư chỉ 10-15 triệu đồng/ha (chủ yếu là tiền giống, công trồng và chăm sóc); khi thu hoạch, người trồng lãi được 30-40 triệu đồng/ha. Ông Đào Duy Linh cho biết do gỗ rừng trồng được giá nên người dân tích cực trồng theo quy mô hộ gia đình. Khoảng 5 năm trước đây, bình quân mỗi năm người dân trong huyện trồng được hơn 600ha thì năm nay trồng được hơn 800ha. Riêng xã Sơn Định, mùa trồng rừng vừa qua, người dân trồng được gần 100ha keo và bạch đàn trên đất đồi dốc hoặc mía, sắn bạc màu.

Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gỗ rừng trồng, giảm chi phí vận chuyển, UBND tỉnh đã tạo điều kiện cho hai doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ, dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2016. Một nhà máy do DNTN Bảo Châu xây dựng tại Khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu có công suất 50.000 tấn/năm. Dự án Khu liên hợp chế biến lâm sản Bình Nam do Công ty TNHH Bình Nam đầu tư 183 tỉ đồng, công suất 200.000 tấn/năm tại xã Xuân Lãnh (huyện Đồng Xuân). Ông Hoàng Trung Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Bình Nam, cho biết nhà máy đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ không chỉ gần 13.000ha rừng trồng của huyện Đồng Xuân, mà còn ở các vùng lân cận.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bón phân Văn Điển cho vùng trồng rau an toàn Bón phân Văn Điển cho… Thành Phố Hồ Chí Minh đặt hàng doanh nghiệp trồng rau công nghệ cao Thành Phố Hồ Chí Minh…