Tin thủy sản Tình hình dịch bệnh trong vụ nuôi tôm nước lợ 2016
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Tình hình dịch bệnh trong vụ nuôi tôm nước lợ 2016

Tác giả Ngọc Khuê, ngày đăng 21/05/2016

Tình hình dịch bệnh trong vụ nuôi tôm nước lợ 2016

Do đó người nuôi tôm cần chăm sóc tốt và phòng chống dịch bệnh cho tôm trong giai đoạn chuyển mùa.

Theo số liệu thống kê, diện tích thiệt hại đã chiếm 15% diện tích thả giống và cao hơn cùng kỳ năm 2015 trên 4%. Thời tiết năm nay khắc nghiệt hơn mọi năm, theo kết quả giám sát của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, các diện tích thiệt hại do các tác động xấu môi trường chiếm hơn 50%, còn lại tôm chết do bệnh hoại tử gan tụy cấp và đốm trắng.

Theo lịch thả giống của ngành Nông nghiệp khuyến cáo, từ đầu tháng 5 bắt đầu thả giống tôm sú và tôm thẻ đợt 2 trong năm 2016, nhiều hộ nuôi đã cải tạo xong đợi khi có mưa sẽ thả giống, do đó diện tích nuôi sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn rất cần chú ý, vì các yếu tố môi trường rất dễ bị biến động khi chuyển từ nắng nóng, độ mặn cao xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, tôm nuôi dễ bị sốc môi trường. Ông Lê Văn Mung ở xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, cho biết: “Khi thời tiết chuyển từ nắng nóng sang mưa thì môi trường trong ao nuôi tôm sẽ bị thay đổi đột ngột nên tôm nuôi rất dễ bị sốc làm cho tôm bị co thân, đỏ đuôi. Do đó, người nuôi tôm trước khi thả nuôi luôn chuẩn bị ao nuôi theo đúng kỹ thuật đã được khuyến cáo, sử dụng đúng thuốc trong quá trình xử lý nước, chọn con giống khỏe mạnh ở những cơ sở cung cấp giống có uy tín”.

Hiện tại, hai địa phương có diện tích thiệt hại cao nhất là thị xã Vĩnh Châu 718 ha và huyện Trần Đề 215ha. Vào cao điểm thả tôm, Ngành Nông nghiệp huyện Trần Đề khuyến cáo người nuôi tôm chủ động phòng ngừa trước các tác động bất lợi từ môi trường đến ao nuôi. Ông Nguyễn Hoàng Giang – Phó Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Trần Đề, cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo hộ nuôi tôm nên thả giống chậm để thăm dò tình hình dịch bệnh ở từng ao, chứ không nên thả đồng loạt. Chọn mua con giống ở những cơ sở có uy tín và con giống phải được kiểm dịch. Hộ nuôi tôm phải tuân thủ đúng nguyên tắc 3 không: Không giấu dịch, không xả thải nước trong ao nuôi có tôm bị bệnh ra môi trường, không vứt tôm chết, tôm bệnh ra ngoài môi trường chung”.

Để quản lý môi trường ao nuôi và tạo điều kiện thích hợp để tôm phát triển, người nuôi tôm cần theo dõi các thông tin quan trắc môi trường và các khuyến cáo của ngành chức năng. Theo thạc sĩ Võ Quốc Hào – Chi Cục Thủy sản Sóc Trăng: “Cải tạo ao trong giai đoạn nắng nóng thì bà con phải phơi đáy ao cho kỹ để tiêu diệt các mầm bệnh trung gian, quan trắc đo chỉ tiêu môi trường hằng ngày như độ pH từ 7.5 đến 8.5. Những ngày nhiệt độ tăng cao thì nên giảm thức ăn cho tôm, độ kiềm giữ khoảng 80 đến 150 là tốt nhất. Khi có mưa nên rãi vôi xung quanh bờ ao, tăng cường vôi và khoáng để ổn định môi trường nuôi”.


Tăng cường chạy quạt để ổn định các yếu tố môi trường trong ao nuôi.

Để phòng bệnh cho tôm nuôi hiệu quả thì trước tiên hộ nuôi phải quản lý tốt các yếu tố môi trường trong ao nuôi như: pH, độ kiềm, nhiệt độ, oxy hòa tan, khí độc, tránh biến động lớn và điều chỉnh trong giới hạn cho phép. Hiện nay đang vào giai đoạn chuyển mùa, một số tỉnh xung quanh đã có những cơn mưa đầu tiên. Dự báo mùa mưa sẽ chính thức từ đầu tháng 6, do đó bà con cần có sự chuẩn bị trước để quản lý tốt ao nuôi tôm. Thạc sĩ Trần Tuấn Phong – Chi Cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, khuyến cáo: “Khi thời tiết bước vào mùa mưa, bà con nên thả giống vào buổi sáng. Đối với những ao mới thả thì yếu tố môi trường rất dễ ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm, dễ phát sinh dịch bệnh, do đó bà con nên áp dụng biện pháp nuôi 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu nên nuôi trong ao vèo để chăm sóc tôm cho khỏe rồi sau đó thả ra ao nuôi. Trong quá trình nuôi nếu gặp mưa kéo dài nên bón vôi thường xuyên và bổ sung thêm kiềm để duy trì độ kiềm trong ao, mực nước trong ao nên giữ từ 1,2 - 1,5m”.

Ngoài ra, Ngành NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng đề nghị chính quyền các địa phương cần tăng cường chỉ đạo, phân công cán bộ giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh, thống kê, báo cáo kịp thời diện tích thiệt hại về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh huyện, thị xã để chỉ đạo sản xuất và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Gặp người phụ nữ miền Trung dám... mở xưởng đóng tàu Gặp người phụ nữ miền… Giá cá thấp, ngư dân vẫn quyết vươn khơi bám biển Giá cá thấp, ngư dân…