Mô hình kinh tế Mít Thái Bị Thiệt Hại Do Sâu Đục Trái
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mít Thái Bị Thiệt Hại Do Sâu Đục Trái

Ngày đăng 09/12/2013

Mít Thái Bị Thiệt Hại Do Sâu Đục Trái

Thời gian gần đây, cây mít Thái được trồng ở huyện Chơn Thành (Bình Phước) bị bệnh sâu đục trái, gây thối nhũn làm giảm năng suất, chất lượng trái. Đồng thời giá mít rớt mạnh gây thiệt hại nặng về kinh tế cho nông dân.

Là cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn chi phí, khoảng 2,5 năm cho thu hoạch, mít Thái đã giúp nông dân xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên hiện bệnh sâu đục đang làm nứt thối nhũn trái. Bệnh tập trung nhiều ở các xã Minh Hưng, Thành Tâm và thị trấn Chơn Thành.

Ông Nguyễn Văn Ký ở ấp 3, thị trấn Chơn Thành cho biết: Gia đình trồng 2 sào mít Thái siêu sớm được 3 năm tuổi. Năm 2012 thu hoạch bán với giá 7.500 đồng/kg, thu nhập 50 triệu đồng. Năm nay do thời tiết thất thường, sâu bệnh phát triển nhiều hơn, đặc biệt là bệnh sâu đục trái, thiệt hại khoảng 50% trái. Đầu tháng 11-2013, gia đình thu hoạch trái và bóc mít múi bán với giá 19 ngàn đồng/kg, nhưng đến cuối tháng giá rớt xuống chỉ còn 9.000 đồng. Thương lái đến vườn mua mít loại 1, trọng lượng từ 9kg trở lên, trái tròn, cơm vàng, chỉ với giá 2.500 đồng/kg.

Còn gia đình chị Phan Thị Thương ở ấp 2, thị trấn Chơn Thành, trồng 1 sào mít Thái. Mặc dù tốn nhiều chi phí mua thuốc, dầu hôi để trị bệnh, nhưng không hiệu quả, cây vẫn bị thối trái.

Nhiều nông dân cho biết, phần lớn mít Thái ở đây trồng có nguồn gốc từ ghép nhánh, nên mau cho thu hoạch nhưng tuổi thọ không dài. Do để cây mang nhiều trái hoặc chăm sóc không đúng kỹ thuật, nên hầu hết sau khi thu hoạch được vài vụ cây có hiện tượng phát bệnh.

Ông Doãn Đình Nghị, Trưởng trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật huyện cho biết: Bệnh thối và nứt trái do ruồi đục đẻ trứng gây thối nhũn. Nông dân nên dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi, bọc trái hay xịt thuốc diệt ruồi như trebon 10Nd, decis 25ec. Nông dân cần thường xuyên thăm vườn, chủ động phun thuốc trừ nấm hay điều tiết nước tưới và phân bón phù hợp có thể phòng được bệnh. Trường hợp trái bị thối mới phát hiện dùng vôi quét lên vết bệnh, ngăn không cho bệnh phát triển.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tôm Hùm Giống Đầu Vụ Giá Cao Kỷ Lục Tôm Hùm Giống Đầu Vụ… Dâu Tây Rớt Giá Thê Thảm Vì Dâu Tây Trung Quốc Dâu Tây Rớt Giá Thê…